Vùng đất mọc loài cây ví như cây lộc, cao chót vót, ra thứ quả bán như giá vàng, dân xem như bảo bối
Đó là câu chuyện của 60 năm trước, khi bố tôi còn ở lứa tuổi thiếu nhi. Bố đã cùng chúng bạn chơi đùa dưới những tán dổi; cùng nhặt những hạt dổi chín đỏ làm đạn để chơi trò bắn ống phốc…
Để rồi sau mỗi dịp đi xa trở về, bố tôi lại thích ngồi dựa lưng bên gốc dổi cổ thụ cạnh bờ ao và ngắm nhìn dổi cứ ngạt ngào, thấm đẫm tuổi thơ trong tâm thức của người dân xứ Mường Be (xã Chí Đạo - Lạc Sơn)…
CHẾ BIẾN TỪ HẠT DỔI
Hạt dổi sau khi nướng được đem giã nhỏ trộn với muối rang để chấm món ăn còn một phần đem giã nhỏ để ướp với thịt, cá trước khi nấu, nướng. Mùi thơm của hạt dổi nướng khiến món ăn hấp dẫn đến lạ.
Thiết
kế nhà màng trồng dưa lưới |
Xưa kia, các quan Lang người Mường, mỗi khi đón khách ở Kinh kì lên thăm đều dùng hạt dổi làm gia vị cho vào các món ăn và muối dổi như thế. Ngày nay, khách đến xứ Mường thưởng thức các món đặc sản có rắc hạt dổi một lần cũng sẽ nhớ và vương vấn mãi…
LOÀI CÂY MỌC TRÊN RỪNG.
Bao năm rồi mà mỗi lần về quê, bố tôi vẫn thích tự tay vào bếp nướng hạt dổi để chế biến các món ăn. Vừa làm công việc yêu thích, bố tôi vừa tâm sự: "Dổi đúng là cây lộc của xứ Mường ta. Hơn 60 năm trước, lúc còn ở tuổi thiếu nhi, người già trong Mường đã luôn nhắc con cháu phải trân trọng loại cây lộc này”.
Nilon
làm nhà màng |
Vốn là loại cây mọc trên rừng, rồi không biết từ khi nào, những cây dổi lớn lên trong làng. Vẫn dáng cây cao thẳng tắp ngày ngày che mưa, nắng cho những mái nhà. Người trong Mường không phải đi xa tận rừng sâu để lấy gỗ làm nhà nữa.
Nhiều người già trong Mường cho rằng, vào mùa dổi chín, những đàn chim bay về từ rừng sâu kia chính là "sứ giả” đem dổi về với đất Mường. Đàn chim bay về từ rừng sâu ríu rít, tâm tình bên những chùm dổi chín như chứng kiến thành quả của ngày xa xưa, dổi được đưa từ rừng về để hôm nay kết trái vàng như thế…
nguồn sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét