Mở rộng cơ hội xuất khẩu cho trái nhãn Việt Nam
Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2020, sáng 13/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh Hưng Yên, tỉnh Sơn La cùng một số cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam 2020”.
hội nghị giao thương
Đây là hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên về sản phẩm nhãn Việt Nam, có sự kết nối đồng thời với nhiều thị trường nước ngoài.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, chất lượng trái nhãn Việt Nam và các sản phẩm giá trị gia tăng từ nhãn ngày càng được nâng cao.
Lưới Che Nắng Thái Lan |
Ngoài việc tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, các sản phẩm từ trái nhãn Việt Nam đã được nhiều thị trường lớn và người tiêu dùng trên thế giới biết đến và đón nhận như Trung Quốc, Australia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, châu Âu, Trung Đông...
Trong số các thị trường này, Việt Nam đã xuất khẩu nhãn tươi vào các thị trường có thứ hạng cao như: Australia, Mỹ.... Trái nhãn đáp ứng chuẩn các quy định của nước nhập khẩu như: truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình đáp ứng yêu cầu chất lượng, xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoa quả tươi của nước nhập khẩu; trước khi xuất khẩu được xử lý theo các biện pháp phù hợp đảm bảo không có côn trùng.
Điều này đồng nghĩa với việc trái nhãn tươi xuất khẩu của Việt Nam đã được công nhận có chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu “trái cây Việt” và hoàn toàn có thể tự tin lưu thông ở nhiều thị trường khó tính khác.
Vì vậy, có thể thấy tiềm năng xuất khẩu quả nhãn tươi và các sản phẩm từ nhãn như nhãn sấy khô, long nhãn, nước nhãn đóng lon… của Việt Nam là khá lớn.
Những địa phương có diện tích trồng nhãn quy mô tập trung của Việt Nam như: Hưng Yên, Sơn La, Hải Dương… đang ngày càng hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, tập trung phát triển các vùng trồng nhãn đạt tiêu chuẩn cấp mã số xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương luôn coi việc hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm.
Do đó, với vai trò cơ quan điều hành lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp cùng các Bộ, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế cùng các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề và doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về phát triển thị trường.
đưa nông sản việt vào hệ thống phân phối đa dạng
Mặt khác, chú trọng hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, chủ động đưa nông sản Việt Nam vào những hệ thống phân phối đa dạng cả trong nước và quốc tế. Từ đó, gắn kết việc tạo nguồn hàng ổn định thông qua các chương trình lớn của Chính phủ, của Bộ để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển theo quy mô lớn. Điều này nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Lưới ngăn côn trùng trồng rau sạch |
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngay từ khi chưa vào vụ, Bộ Công Thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại lồng ghép nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp cung ứng nhãn trong các chương trình giao thương trực tuyến chuyên đề nông sản, thực phẩm với một số thị trường nước ngoài.
Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã báo cáo Bộ Công Thương tổ chức Chương trình “Nhãn Việt Nam mình!” để giới thiệu hương vị nhãn Việt Nam đến bạn bè xứ sở chuột túi và đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương áp dụng các mô hình trồng nhãn chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
áp dụng công nghệ bảo quản duy trì chất lượng.
Bên cạnh đó, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, chế biến nhãn nghiên cứu - áp dụng công nghệ bảo quản, duy trì chất lượng phẩm cấp và trái nhãn được lâu hơn. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm từ trái nhãn như: nhãn tươi đóng hộp, nhãn khô, các loại đồ uống nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người tiêu dùng nước ngoài.
Màng nilon nhà kính |
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân cả nước nói chung, tỉnh Sơn La và Hưng Yên nói riêng trong phát triển sản xuất và thương mại nông sản chủ lực của địa phương nhất là với mặt hàng nhãn trong năm 2020 đầy khó khăn này.
Theo ông Lê Quốc Doanh, trái nhãn Việt Nam nói chung và nhất là nhãn Sơ La, Hưng Yên có chất lượng cao, hình thức đẹp, vị thơm ngon được nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và được cấp thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng.
Nhằm nâng cao năng suất chất lượng nhãn, sản xuất an toàn cho vùng sản xuất để xuất khẩu, các tỉnh Sơn La và Hưng Yên đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn và công nghệ cao như dùng chế độ tưới tiết kiệm nước, ứng dụng quy trình VietGAP..
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn quan tâm đến việc đa dạng hoá thị trường, mở cửa phát triển thị trường nông sản nhằm nâng cao giá trị sản xuất, mang lại lợi ích lớn hơn cho người nông dân và doanh nghiệp.
Ngoài việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, Bộ còn phối hợp với Bộ Công Thương đàm phán để tháo gỡ hàng rào kỹ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thế giới.
Vì vậy, nhiều loại trái cây của Việt Nam đã được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về kiểm dịch và an toàn thực phẩm như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand…
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam về trái cây, chiếm tới 7% và hai nước đã đạt được thoả thuận xuất khẩu chính ngạch 9 loại trái cây. Đặc biệt, Trung Quốc đang xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu thêm những loại trái cây khác.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán để mở cửa tiếp các thị trường cho sản phẩm nhãn cũng như các loại trái cây khác vào những thị trường tiềm năng trên thế giới.
Tại Hội nghị, hơn 70 doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nông sản từ 8 thị trường xuất khẩu nhãn của Việt Nam như: Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc đã giao dịch trực tuyến với trên 30 nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn đến từ 8 tỉnh, thành của Việt Nam gồm: Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lạng Sơn và Sơn La.
Hội nghị bao gồm Phiên toàn thể và các Phiên giao thương, kết nối trực tuyến 1:1 giữa các doanh nghiệp Việt Nam với từng nhà nhập khẩu nhãn tiềm năng theo phân nhóm mặt hàng và thị trường.
Các nhà vườn, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quảng bá, giới thiệu và chào bán tới các nhà nhập khẩu, phân phối từ nhiều nước tham gia hội nghị đa dạng các sản phẩm nhãn, bao gồm nhãn tươi, nhãn sấy khô, long nhãn.
nguồn sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét