Ở "vùng đất chết", nơi này đã hồi sinh, 20 năm giữ gìn “lá phổi xanh” của Sài thành
HỒI SINH TỪ VÙNG ĐẤT CHẾT
Rời phà Bình Khánh, chúng tôi đi xuyên Rừng Sác trên con đường trải nhựa phẳng lì. Màu xanh bạt ngàn của rừng ngập mặn cũng trải dài dọc theo cung đường.
Bạt
che cỏ |
Ít ai biết rằng, trong những năm tháng chiến tranh, rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ gần như bị hủy diệt hoàn toàn bởi các hóa chất diệt cỏ và các chất hóa học khác. Viện Khoa học Mỹ ước tính, đã có khoảng 57% diện tích RNM bị chết.
Những cánh RNM bạt ngàn xanh tốt biến thành những vùng đất hoang hóa, khô cằn; nguồn tài nguyên động, thực vật rừng và thủy hải sản gần như bị hủy diệt. Không những thế, sau chiến tranh, RNM tiếp tục bị hủy hoại do người dân địa phương chặt cây làm củi đun và xây dựng nhà cửa...
Trong điều kiện khó khăn tứ bề, hàng ngàn con người vẫn quyết tâm bám trụ để tạo nên màu xanh bạt ngàn rừng Cần Giờ hôm nay.Ông Huỳnh Đức Hoàn - Phó trưởng BQL Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) RNM Cần Giờ kể, những năm đầu trồng rừng, lực lượng lao động trồng rừng có lúc lên tới 6.000 - 8.000 người.
DIỆN TÍCH RỪNG HƠN 32.446HA
Hiện nay, diện tích có rừng hơn 32.446ha, chiếm 93,47% tổng diện tích tự nhiên của rừng phòng hộ Cần Giờ. Năm 2000, Tổ chức Văn hóa - Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận Khu DTSQ RNM Cần Giờ. Đến nay, thành phố vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán rừng.
Cách
trải bạt ngăn ngừa cỏ |
"Đây là chủ trương rất đúng đắn, đã góp phần to lớn trong việc bảo vệ tốt hệ sinh thái RNM, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương" - ông Hoàn nói.
VIỆC CHẶT PHÁ RỪNG GIẢM.
Ông Nguyễn Văn Rạng - Tổ trưởng tổ tự quản số 7 (thuộc phân khu 6 của rừng phòng hộ Cần Giờ) kể, ông đã bám trụ và giữ rừng suốt từ năm 1996. Cho đến nay, việc chặt phá rừng hầu như không còn. Điều này xuất phát từ việc thường xuyên tuyên truyền về giá trị, lợi ích của RNM. Ông Rạng đang nhận bảo vệ 51ha rừng phòng hộ.
Cách
làm nhà lưới trồng rau mái bằng |
Chỉ tay về phía căn nhà gạch được trang bị hệ thống điện mặt trời và bồn chứa nước, ông khẳng định, nếu chính quyền và Ban quản lý rừng không quan tâm đến cuộc sống của người trực tiếp bảo vệ rừng thì không thể có được cơ ngơi như hiện nay.
nguồn sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét