Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Huyện Văn Yên, Yên Bái giảm nghèo nhờ cây quế

 

Huyện Văn Yên, Yên Bái giảm nghèo nhờ cây quế


CÂY CHỦ LỰC THOÁT NGHÈO.

Với người dân Văn Yên, cây quế có giá trị kinh tế cao hơn hẳn do với các loại cây lâm nghiệp khác như keo, bồ đề. Quế sống được trên các diện tích đất bạc màu, đất xói mòn và phù hợp với khí hậu nơi đây. Vì vậy, quế trở thành cây chủ lực để xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Lưới Che Nắng

Người dân thu hoạch vỏ quế.

Người dân thu hoạch vỏ quế.

Trước đây, người dân huyện Văn Yên chủ yếu trồng ngô, sắn hoặc các loại cây lâm nghiệp như keo, bồ đề cho hiệu quả kinh tế không cao. Khi có chủ trương phát triển cây quế, nhiều hộ đã chuyển sang trồng loại cây này. Hiện cây quế được trồng ở toàn bộ 27 xã, thị trấn của huyện Văn Yên. Cây quế Văn Yên đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã.

Quế không những góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân nghèo mà còn đóng góp đưa tỉ lệ hộ nghèo chung của huyện Văn Yên bình quân mỗi năm giảm trên 6%, dự kiến hết năm 2019 số hộ nghèo của huyện chỉ còn khoảng hơn 17%.

Ông Vũ Quang Hải, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Cây quế ngày xưa là cây xóa đói giảm nghèo, giờ đây có thể coi là cây làm giàu cho bà con nông dân huyện Văn Yên. Hàng năm thu nhập từ quế đóng góp vào thu nhập bình quân đầu người khoảng 4 triệu đồng mỗi người đối với tổng dân số huyện Văn Yên".

Ông Lê Huy, Bí thư Đảng uỷ xã Đại Sơn, huyện Văn Yên cho biết: "Từ năm 2015 đến nay, xã Đại Sơn đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn 40%, dự kiến đến năm 2019 sẽ giảm nghèo còn 17,25% nhờ cây quế. Hằng năm, cây quế của xã Đại Sơn đã cho giá trị kinh tế gần 100 tỷ trên toàn xã".

Hiện sản lượng quế Văn Yên cho khai thác mỗi năm ước đạt 7.000 tấn vỏ khô, 66.000 tấn lá, trên 60.000m3 gỗ một năm. Cây quế mang về cho người dân trong huyện 600 tỷ đồng mỗi năm, giúp người dân vượt qua đói nghèo, có nhà kiên cố, con em đồng bào dân tộc được học hành đầy đủ.

SẢN PHẨM XUẤT KHẨU GIÁ TRỊ CAO.

Thời điểm cuối năm, bắt đầu từ tháng 8, nông dân trồng quế trên địa bàn huyện Văn Yên vào mùa thu hoạch để cung cấp nguyên liệu tích trữ cho các nhà máy, cơ sở chưng cất tinh dầu. Từ vỏ, gỗ, lá đến gốc rễ quế đều có giá trị sử dụng nên cây quế được coi là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao, các sản phẩm quế trên thị trường tương đối ổn định.

Giá bán chậu trồng hoa

Những năm trở lại đây, với việc quy hoạch bài bản cho vùng trồng quế, các địa phương đã tìm được đầu ra ổn định cho nguyên liệu, sản phẩm được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ai Câp, Mỹ, Anh, Hà Lan... Gỗ quế được các cơ sở, hợp tác xã thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các nước: Đài Loan, Trung Quốc và một vài tỉnh thành trong nước.

Tất cả các sản phẩm từ cây quế đều có giá trị: thân, cành, ngọn và lá là nguyên liệu sản xuất tinh dầu quế.

Tất cả các sản phẩm từ cây quế đều có giá trị: thân, cành, ngọn và lá là nguyên liệu sản xuất tinh dầu quế.

GIÁ BÁN TINH DẦU QUẾ

Tinh dầu quế có giá từ 470.000 - 580.000 đồng một kg. Giá quế vỏ qua sơ chế từ 46.000 - 50.000 đồng một kg. Gỗ quế được bán với giá từ 1.200.000 -1.800.000 đồng một m3.

Chậu nhựa dẻo đen 

Chị Đặng Thị Ton, thôn Khe Qué, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên chia sẻ: "Quế đặc sản thì mười năm cho thu hoạch vỏ; còn quế thâm canh thì trồng dày hơn. Trong thời gian chưa được thu hoạch vỏ thì tỉa thưa quế thâm canh để lấy lá, cành, ngọn bán cho nhà máy tinh dầu quế. Thời gian đó vẫn có thu nhập ổn định".

Ông Vũ Quang Hải, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Trong những năm tới, chúng tôi sẽ cố gắng giữ vững diện tích quế, thu hẹp các diện tích cây trồng không có hiệu quả nữa như keo, bồ đề để vận động bà con trồng quế, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo".

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm quế, huyện Văn Yên đang quảng bá sản phẩm quế bằng nhiều hoạt động, trong đó có lễ hội quế được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm quế Văn Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước, thu hút đầu tư, nâng cao giá trị sản phẩm.

nguồn sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét