Sôi động chuyển đổi nông nghiệp vùng Bán đảo Cà Mau
CANH TÁC LÚA TIẾT KIỆM NƯỚC.
Những năm gần đây ở nhiều địa phương vùng Bán đảo Cà Mau nông dân bắt tay chuyển đổi cây trồng với nhiều mô hình canh tác mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiệu quả.
Bạt
che cỏ |
Trước đây ở các địa phương vùng ven biển ảnh hưởng mặn nên chủ yếu trồng lúa mùa một vụ trong năm. Quá trình chuyển đổi và thực hiện chương trình ngọt hóa, dẫn ngọt về các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau, đất trồng lúa được mở rộng, rồi tăng lên 2 vụ, thậm chí 3 vụ. Thế nhưng gần đây thời tiết cực đoan, hạn - mặn gay gắt, ruộng lúa thiếu nước tưới trở thành bài toán nan giải.
Trước tình hình đó, kỹ thuật tưới “ngập khô xen kẽ” (AWD) được áp dụng, trở thành mô hình canh tác lúa thông minh cho các vùng thường xuyên hạn hán, xâm nhập mặn.
HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM NƯỚC.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Năm Huỳnh) ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Phương pháp tưới ngập khô xen kẽ là cấp nước chỉ vừa đủ vào giai đoạn cần nhất cho cây lúa nên không lãng phí nước và bơm cấp nước dư thừa. Cùng với các biện pháp thâm canh tổng hợp, từ 6 năm qua tôi trồng lúa 3 vụ/năm trên 2,2 ha/vụ, vụ nào cũng trúng mùa.
Cách
trải bạt ngăn ngừa cỏ |
Ông Nguyễn Hoàng Hương, Giám đốc HTX nông nghiệp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, nhận xét: “Tưới ngập khô xen kẽ phù hợp trong canh tác đất lúa 3 vụ, rất hiệu quả. HTX Nam Hưng trước có 40 xã viên đến nay tăng lên 67 xã viên với gần 100 ha. Tất cả đều ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh, chất lượng lúa tốt được nhiều thương lái đặt mua từ đầu vụ.
Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Bạc Liêu, tập quán canh tác cũ để làm ra một kg lúa cần tưới khoảng 4.000 - 5.000 lít nước. Áp dụng phương pháp tưới “ngập khô xen kẽ” chỉ cần khoảng 3.000 lít nước. Cùng với gói kỹ thuật 1 phải - 5 giảm, giai đoạn lúa trổ bông cấp nước đúng và kịp thời, lúa trổ đều, đồng loạt, chắc hạt, đảm bảo năng suất cao.
Tỉnh Bạc Liêu có vùng canh tác lúa nằm phía bắc quốc lộ 1A, hằng năm từ tháng 2 đến hết mùa khô luôn thiếu nước. Từ khi nông dân bắt tay tham gia mô hình thì hiệu quả thấy rõ. Từ 30 hộ nòng cốt ban đầu đến nay đã có trên 1.200 hộ áp dụng phổ biến, tiết kiệm nước đáng kể nhất là vào mùa khô hạn.
BỀN VỮNG LÚA ST-TÔM.
Bên cạnh những mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ hoa màu (trồng dưa hấu, dưa leo, rau màu…) linh hoạt và hiệu quả, ngày càng lan rộng, thì ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang còn khoảng 160.000 ha áp dụng bền bỉ mô hình luân canh lúa - tôm. Đây là mô hình canh tác đạt hiệu quả cao và gìn giữ môi trường bền vững.
Cách
làm nhà lưới trồng rau mái bằng |
Trong 20 năm qua, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có vùng SX lúa - tôm ổn định hơn 18.000 ha. Hằng năm sau mỗi vụ tôm nông dân chọn gieo trồng các giống lúa ST.
Đây là nhóm giống lúa đặc sản có chất lượng cơm thơm ngon nổi trội so với các giống SX trước đó từ những năm 2001 và 2014. Đặc biệt vài năm gần đây có thêm giống ST24 và ST25 đạt giải cao trong cuộc thi Gạo ngon thế giới, nông dân canh tác giống lúa ST bán giá cao, hiệu quả càng cao.
Theo đó nông dân canh tác mô hình lúa - tôm có xu hướng chọn trồng giống lúa ST. Riêng tỉnh Cà Mau có khoảng 40.000 ha canh tác mô hình này, trong đó có khoảng 50% diện tích tập trung ở huyện Thới Bình. Nông dân canh tác 1 vụ lúa với giống ST và 1 vụ nuôi tôm. Nếu như trước đây nông dân chuộng các giống lúa mùa địa phương dài ngày, thì nay chuyển trồng giống lúa ST thời gian sinh trưởng ngắn có thể né tránh hạn - mặn đến sớm.
Anh hùng Lao động - Kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” giống lúa ST, cho rằng: Ông cùng với nhóm cán bộ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng qua nghiên cứu bộ giống lúa ST đã lần lượt cải tiến đáng kể về thời gian sinh trưởng và đặc tính ưa thích của người tiêu dùng về phẩm chất gạo.
Lấy mốc trong 10 năm, từ 2008 (giống ST20) đến 2018 (ST24), chu kỳ sinh trưởng đã giảm 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng sớm hơn giúp né mặn tốt hơn. Thân cứng chắc hơn giúp chống đổ ngã làm phẩm cấp cao hơn… Nhờ vậy, giống lúa thơm ST trồng ở vùng lúa - tôm ven biển Bán đảo Cà Mau đang lan rộng.
nguồn sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét