Để nông nghiệp hữu cơ bứt phá: Lấy lợi thế vùng miền xây mô hình điểm
MÍT XEN SẦU RIÊNG.
Mô hình trồng mít xen sầu riêng của ông Trần Công Minh (ở xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) được xem là một điểm sáng khi chuyển đổi cách sản xuất từ truyền thống sang nông nghiệp huuwx cơ (NNHC). Đây cũng là 1 trong 2 mô hình ở tỉnh Đồng Nai được Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với doanh nghiệp chọn triển khai thí điểm canh tác theo hướng NNHC.
Lưới
Che Nắng |
THỰC HIỆN VÀ CHĂM SÓC ĐẤT.
Thực tế, vườn cây này chỉ mới áp dụng quy trình canh tác hữu cơ từ cuối năm 2019. Do đó khi tiếp cận, vườn cây con có sẵn vẫn đang làm theo cách cũ. Công ty và chủ vườn phải thực hiện giai đoạn 1 là cứu đất và cứu cây nhằm khôi phục các vi sinh vật có ích trong hệ sinh thái.
Giá bán chậu
trồng hoa |
Sau gần 10 ngày phục hồi mới tiến hành giai đoạn nuôi cây.Trên diện tích 14ha, vườn mít 19 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, còn sầu riêng đang trong giai đoạn kiến thiết. Chủ vườn cho biết, việc trồng xen 2 loại cây trồng này để tận dụng nguồn phân bón dinh dưỡng. Khi mít cho trái đến khoảng năm thứ 4, thứ 5 thì thoái hóa. Lúc đó, sầu riêng cũng đã bắt đầu có thu.
Công ty TNHH Nông nghiệp - Sinh vật cảnh Việt Nam (đơn vị phối hợp) cho biết, cứ chu kỳ 20 ngày, công nhân sẽ tưới phân vào gốc cây. Sau đó phun thuốc lên tán để phòng trừ sâu bệnh. Tất cả phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh đều là sản phẩm hữu cơ vi sinh do công ty cung cấp.
Bước đầu tiếp cận vườn cây 14ha này bằng quy trình chăm sóc hữu cơ cho thấy, cây trồng sinh trưởng tốt, bộ rễ phát triển mạnh, thân chắc khỏe và lá xanh. Đặc biệt mít đã bắt đầu thu hoạch, cho trái to và chất lượng.
TỔNG KINH PHÍ MÔ HÌNH MẪU GẦN 600 TỶ
Ông Phạm Minh Lan - Trưởng phòng Quản lý phân bón (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết, Cục đã ký kết với 14 doanh nghiệp (DN) trên cả nước và tiếp tục lựa chọn cho các đợt ký kết tiếp theo. Tổng kinh phí cho các chương trình từ tập huấn, trình diễn các mô hình mẫu gần 600 tỷ đồng. Kinh phí từ nguồn của DN là chính.
Chậu
nhựa dẻo đen |
Trên tổng diện tích hơn 50.00ha, trên các cây trồng chồng chủ lực có giá trị cao của các địa phương, mục đích của chương trình là đưa phân bón hữu cơ thay thế dần phân bón hóa học. "Quá trình tổng kết như thế này đánh giá lại phương thức canh tác làm sao mang lại hiệu quả cao nhất cho người dân"- ông Lan nói.
nguồn sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét