Quảng Nam: 30 năm chung thủy nghề làm ra thứ quà quê gây thương nhớ
THỔN THỨC HƯƠNG BÁNH QUÊ NHÀ.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm bánh in, chị Huỳnh Thị Yến đã thành thục công thức làm bánh ngay từ lúc nhỏ.
Lưới
Che Nắng Thái Lan |
Ngày đó, gia đình chị sớm tối vất vả bám trụ với nghề làm bánh in để vừa kiếm kế sinh nhai, vừa giữ nghề truyền thống của cha ông.
Nhớ lại thuở nhỏ, chị Yến bùi ngùi nói: "Mẹ tôi mất sớm, cha tôi ở vậy nuôi bốn anh em ăn học bằng nghề làm bánh in này suốt mấy mươi năm. Thương ba sớm hôm tảo tần với khuôn bánh, tôi thường phụ việc rang nếp, canh bếp lửa sấy đều bánh, đóng gói… Thuở ấy, cả làng An Lạc chỉ làm một loại bánh in đậu xanh, nên thôn xóm lúc nào cũng ngào ngạt mùi bánh chín. Làm bánh in thủ công cực nhất là khâu phơi sương bột nếp, người làm phải thực sự tỉ mỉ mới có được nguyên liệu ngon để in bánh".
LÀM BÁNH IN TRUYỀN THỐNG.
Sau khi lập gia đình, vì thương nhớ mùi bánh quê nhà mà chị Huỳnh Thị Yến quyết định nối nghề làm bánh in truyền thống. Được gia đình ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình nên chị xây dựng được lò bánh Yến Nhi.
Lưới
ngăn côn trùng trồng rau sạch |
Chị Yến cho biết, dù được học nghề từ trong "trứng" nhưng chị liên tục gặp rất nhiều khó khăn khi mới đi vào sản xuất. Có những lúc chị tưởng chừng như phải bỏ nghề vì quá gian truân, cộng thêm nguồn vốn eo hẹp khiến hoạt động sản xuất thuở ấy rất bấp bênh.
NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH.
Anh Lê Chỉ Tế (50 tuổi), chồng chị Huỳnh Thị Yến tâm sự: "Khi vợ muốn theo nghề truyền thống của gia đình thì tôi hoàn toàn ủng hộ, tranh thủ buổi tối để phụ làm bánh in.
Màng
nilon nhà kính |
Tuy làm bánh thoạt nhìn có vẻ đơn giản vì có công thức, nhưng khi bắt tay vào sản xuất thì gặp rất nhiều trở ngại. Mẻ bánh thành phẩm không ngon như vị bánh gia truyền, mất đi mùi thơm đặc trưng hoặc bánh bị bể nhiều. Bên cạnh đó, bánh in làm ra không bán được, tiêu thụ nhỏ giọt".
nguồn sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét