Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Mít Thái bỗng dưng tăng giá mạnh



mít thái được ưa chuộng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, vài ngày gần đây, nhiều thương lái đã săn lùng tại nhiều vườn mít ở Hậu Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ… để mua mít Thái.


mít thái
Hiện giá mít Thái được nhà vườn bán lại cho thương lái từ 34.000 - 36.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn.

Ông Lê Văn Lon (ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết: "Mới 2 ngày trước, thương lái đến mua mít Thái ở vườn nhà tôi với giá 42.000 đồng/kg (loại 1, trọng lượng từ 10 kg/trái trở lên, đẹp, tròn đều, không bị thối, sâu). Giá mít mới tăng mấy ngày nay thôi. Nhà tôi trồng khoảng 1.000 gốc mít nhưng chỉ bán được vài chục ký vì chưa có nhiều trái chín. Thật tiếc vì lúc giá tăng mình không có hàng cung cấp".

giá mít thái mua giá cao
Theo ông Lon, giá mít Thái được thương lái mua giá cao vì xuất khẩu sang Trung Quốc đã thuận lợi hơn và thị trường nước này đang có nhu cầu cao.


Trước đó, hồi tháng 3, tháng 4-2020, phía Trung Quốc không "ăn hàng" nên giá mít Thái giảm mạnh. Đến nay, giá mít tăng trở lại khiến nhiều nhà vườn rất phấn khởi. Ông Nguyễn Văn Công (ngụ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), một thương lái thu mua mít Thái, cho hay: "Hiện thị trường Trung Quốc có nhu cầu rất cao về mít Thái nên đẩy giá mít trong nước tăng lên. Tôi đi thu mua mít ở Vĩnh Long, Cần Thơ, mỗi ngày được khoảng vài trăm ký. Với giá bán 34.000 đồng/kg, nhà vườn trồng mít Thái có lời khoảng 20 triệu đồng/tấn".

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 30-8, ông Đỗ Ngọc Chất, Giám đốc Công ty TNHH Việt Á Agrifood (TP HCM) - doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc - xác nhận giá mít Thái đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay. "Từ mức dưới 10.000 đồng/kg hơn 1 tháng trước, giá mít tăng dần và đến nay, loại 1 đã ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg. Mít loại 2 (nặng dưới 10 kg, trái tròn, chất lượng múi ngon, vàng) giá thấp hơn khoảng 10.000 đồng/kg. Đợt tăng giá này là do nguồn cung khan hiếm vì đang đứt vụ thu hoạch. Theo chu kỳ thì khoảng 1 tháng nữa mít thu hoạch rộ, nguồn cung dồi dào nhưng đó cũng là thời điểm tiêu thụ tại Trung Quốc tăng cao nên giá có thể vẫn duy trì ở mức tốt" - ông Chất dự báo.

giá thanh long cũng tăng do đứt vụ.
Theo ông Chất, không chỉ mít mà thanh long cũng đang tăng giá từng ngày do đứt vụ. Theo đó, thanh long ruột đỏ xuất khẩu có giá 30.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 15.000 đồng/kg. Về đầu ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Trung Quốc bằng đường biển cũng đã thu mua để chuẩn bị cho bạn hàng bán vào dịp trung thu sắp tới. Theo thông lệ, khi hết mùa mưa, lúc Trung Quốc bước vào mùa thu và mùa đông, trái cây chất lượng tốt hơn, tiêu thụ mạnh hơn nên các loại trái cây sẽ được giá hơn so với những tháng đầu năm.


Do giá mít Thái tăng từ nhà vườn nên ở các điểm bán lẻ tại TP HCM, mít Thái ít hơn và giá cũng tăng hơn trước. Tại vựa mít Thái miền Tây trên đường Trịnh Hoài Đức, quận Bình Thạnh, giá mít xẻ miếng đang ở mức 30.000 đồng/kg - tăng 5.000 đồng/kg so với tuần trước. Cách đây khoảng 2 tháng, khi miền Tây rộ mùa mít, giá mít xẻ tại TP HCM chỉ khoảng 15.000 -20.000 đồng/kg.

nguồn sưu tầm.

Tiền Giang: Giá khóm tăng mạnh



giá khóm tăng mạnh.
Hiện giá khóm tại ĐBSCL được các thương lái thu mua ở mức 9.000 -10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.


Giá khóm cao gấp đôi cùng kỳ, nông dân phấn khởi. 

thu gần 200 triệu
Mỗi héc ta khóm năng suất đạt khoảng 20 tấn, nông dân thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 50%. Theo các thương lái, giá khóm hồi phục do nhu cầu thị trường cao nhưng nguồn cung hạn chế. 

Tại ĐBSCL có hai vùng chuyên canh khóm nổi tiếng là khóm Tắc Cậu (Kiên Giang) và khóm Tân Phước (Tiền Giang). Giá khóm hồi phục giúp nông dân yên tâm sản xuất.

khóm là cây trồng chủ lực.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang: Khóm là cây trồng chủ lực của vùng Đồng Tháp Mười, giá trị kinh tế cao. 

Thời gian qua, cây khóm đã giúp nhiều nông dân địa phương có thu nhập ổn định. Nhiều hộ còn vươn lên làm giàu. Huyện Tân Phước hiện đã xây dựng được vùng chuyên canh khóm trên 15.000 ha. Sản lượng hàng năm đạt trên 260.000 tấn trái cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

nguồn sưu tầm.

Lúa không phép, quảng cáo trên trời!



giống lúa chưa được cấp phép
Dù cơ quan chức năng xác định, giống lúa chưa được cấp phép, nhưng doanh nghiệp vẫn bán tràn lan. Thậm chí còn quảng bá giống lúa này như một thần dược có thể chữa được bệnh tật.


Ông Kiệt quảng bá lúa Thiên Đàng có công dụng như một thần dược trị được bệnh. 


Gần đây, trên Youtube và mạng xã hội Facebook, có một giống lúa tên “Thiên Đàng” được quảng bá rầm rộ. Theo nội dung clip, vào tháng 11.2018, ông Bùi Tấn Kiệt (Ba Lực) đã “thỉnh” 2kg lúa giống “Thiên Đàng” từ miền Đông Bắc Thái Lan về Việt Nam gieo trồng. Chỉ trong thời gian ngắn, giống lúa này đã phát triển nhanh đến chóng mặt tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL, và cả miền Trung, miền Bắc với tổng lượng lúa giống 6.000 tấn.

lúa lậu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù là giống lạ, nhưng lúa "Thiên Đàng" đang được nông dân trồng rất nhiều, và lan rộng ra nhiều tỉnh thành như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp… Đơn vị bán lúa giống này là Công ty TNHH giống lúa Thiên Đàng được thành lập vào ngày 1.4.2019, có địa chỉ số 24, Quốc lộ 1A (ấp Phú Thạnh, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang); do bà Bùi Thoại Anh làm giám đốc. Còn ông Bùi Tấn Kiệt (cha của bà Thoại Anh) là đại diện công ty.


Vào tháng 6.2019, công ty hợp đồng với hợp tác xã nông nghiệp làng hữu cơ Hiếu Thuận (xã Hiếu Thuận, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long), sản xuất lúa và bán lại cho công ty với thời gian 3 năm (từ 2019 - 2022). Diện tích sản xuất là 20ha. Giá lúa giống công ty bán cho hợp tác xã là 40 ngàn đồng/kg. Lúa thu hoạch sẽ được công ty thu mua lại với giá từ 10 - 12 ngàn đồng/kg.

Sau khi ký hợp đồng, hợp tác xã Hiếu Thuận mới tá hỏa khi được cơ quan chức năng khuyến cáo ngưng sản xuất vì giống lúa chưa được cấp phép gieo trồng.

thần dược chưa được cấp phép.
Trước tình trạng lúa “Thiên Đàng” gây náo loạn, cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã vào cuộc điều tra, và phát hiện hàng loạt sai phạm.


Ông Trần Thanh Hiệp - Chánh thanh tra Sở NNPTNT tỉnh An Giang - cho biết: Qua thống kê, diện tích gieo trồng giống lúa “Thiên Đàng” (OM RUMA) trong vụ đông xuân 2019-2020 là 296,5ha. Tuy nhiên, giống lúa này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và công ty đã tự ý thực hiện ký kết với nông dân trong tỉnh để sản xuất, sau đó thu mua lúa nguyên liệu về phơi sấy, đóng bao lúa giống “Thiên Đàng” để tiếp tục quảng bá, cung cấp cho hộ dân nhằm mở rộng diện tích ở các vụ tiếp theo.

Làm việc với báo chí, ông Bùi Tấn Kiệt - đại diện Công ty Thiên Đàng nói: “Khi có nhiều lúa, đi đâu tôi cũng nói với mọi người, cây lúa này ngày sau một hạt gạo thôi cũng cứu được một mạng người” (?).

Ông Kiệt còn tuyên bố và khẳng định: Gạo này nếu ăn vô sẽ trị hết nhiều loại bệnh. Người nào bị bệnh ăn 1 hạt 5 phút sẽ hết sốt ngay. Còn bị bệnh nặng ăn 5 hạt sẽ khỏi.

Tuy nhiên, khi được hỏi cơ sở nào chứng minh gạo có thể trị bệnh, lập tức ông Kiệt đập bàn, dùng nhiều lời lẽ hăm dọa và đuổi phóng viên ra ngoài.

Qua làm việc với cơ quan chức năng tỉnh An Giang, công ty này thừa nhận giống lúa “Thiên Đàng” chưa được cấp phép. Ngoài ra, theo thông tin từ nông dân huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cung cấp, trồng lúa giống “Thiên Đàng” bị nhiễm đạo ôn và một số đối tượng dịch hại khác như muỗi hành, sâu lá… không giống như quảng cáo của công ty. 

nguồn sưu tầm.

Cẩn trọng với hạt điều giá siêu rẻ



hạt điều chất lượng giá cao.
Hạt điều chất lượng cao giá thường không dưới 200.000 đồng/kg nhưng gần đây trên mạng nhiều nơi chào bán với giá siêu rẻ, chỉ 35.000 - 60.000 đồng/kg

 
Lưới Che Nắng Thái Lan

Dù bán với giá rẻ bất thường nhưng nhiều nơi vẫn giới thiệu là đặc sản Bình Phước, nơi được xem là "thủ phủ" của hạt điều Việt Nam khiến Hội Điều Bình Phước phải lên tiếng vì ảnh hưởng đến thương hiệu "hạt điều Bình Phước" đã được cấp chỉ dẫn địa lý.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, hiện hạt điều giá rẻ được rao bán nhiều trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nhiều người còn thực hiện livestream để thu hút người tiêu dùng. Trong đó, điều hạt bể có giá rẻ nhất, chỉ 100.000 đồng/6 hộp với trọng lượng 3 kg (chưa tới 35.000 đồng/kg), hạt điều nguyên hạt rang muối hoặc bơ tỏi khoảng 62.000 đồng/kg (100.000 đồng/4hộp/1,6 kg), mức giá này chỉ bằng 1/5 - 1/3 giá hạt điều của các doanh nghiệp có thương hiệu.

Hạt điều Bình Phước được giới thiệu tại một hội chợ tổ chức tại TP HCM. 


tình trạng hạt điều kém chất lượng 
Xác minh của Hội Điều Bình Phước cho thấy thực tế các loại điều giá siêu rẻ trên không có nguồn gốc từ Bình Phước mà là điều nhập khẩu từ vụ cũ đã kém chất lượng. "Sản phẩm có nhiều hạt bị sâu, nhăn nheo, nhân bị mốc, không còn mùi vị đặc trưng của hạt điều nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng. Sản phẩm bán qua mạng không có nhãn mác, không có thông tin cụ thể, không hạn sử dụng, không có người chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm với người tiêu dùng" - Hội Điều Bình Phước cảnh báo.


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 28-8, bà Đào Thị Lanh, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, cho hay đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước và các cơ quan chức năng liên quan đề nghị vào cuộc xử lý nhằm chấn chỉnh tình trạng buôn bán hàng kém nhất lượng, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng và thương hiệu hạt điều Bình Phước.

Theo bà Lanh, tình trạng hạt điều kém chất lượng tràn ra thị trường nội địa chỉ mới xuất hiện gần đây khi kinh doanh qua mạng phát triển. "Nhiều mặt hàng điều phẩm cấp thấp, hàng loại thải, giá xuất kho từ 7.000 - 12.000 đồng/kg trước đây chủ yếu bán để làm thức ăn cho gia súc thì nay có một số đầu mối thu gom để chế biến bán cho người sử dụng. Do hàng bán trên mạng, không qua kiểm soát nên vẫn lưu thông được, còn nếu hàng được kiểm tra, kiểm nghiệm thì không thể đạt chuẩn để ra thị trường. Hiện tại, hạt điều Bình Phước đang được các doanh nghiệp bán lẻ ở mức từ 250.000 - 400.000 đồng/kg tùy loại, thương hiệu, mẫu mã; còn giá bán sỉ tối thiểu cũng 200.000 đồng/kg" - bà Lanh thông tin.

Theo ông Trần Văn Sơn, chủ nhãn hiệu hạt điều Bà Tư Bình Phước (1 trong 7 doanh nghiệp được sử dụng chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước), từ đầu năm đến nay sản lượng bán ra nội địa giảm đến 70% trong khi xuất khẩu chỉ giảm 20%-30% do bị ảnh hưởng bởi hàng giá siêu rẻ. "Các đại lý liên tục chất vấn chúng tôi về giá giữa lúc có quá nhiều nguồn siêu rẻ. Một số nơi chỉ lấy hàng của doanh nghiệp cho có để lôi kéo khách hàng, sau đó lại tập trung bán hàng giá rẻ. Dân trong nghề biết rõ hàng giá rẻ từ các kho bị tồn kho lâu, phẩm chất xuống thấp, chủ hàng giá nào cũng bán để vớt vát. Điều nguyên liệu kiểu này giá chỉ 8.000 - 15.000 đồng/kg (điều nguyên liệu Bình Phước vụ mới giá 38.000 đồng/kg), sau chế biến 3 kg còn 1 kg, giá thành chỉ khoảng 50.000 đồng/kg thì bán kiểu gì cũng lãi" - ông Sơn phân tích.

doanh nghiệp bức xúc vì tình trạng mạo danh.
Tương tự, ông Hoàng Chuẩn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất Hoàng Phú - doanh nghiệp được cấp sử dụng chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước cũng rất bức xúc trước tình trạng bị mạo danh. "Thương hiệu hạt điều Bình Phước đang gầy dựng, giờ hàng kém chất lượng tràn lan khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và hoài nghi. Hiện Việt Nam nhập khẩu hạt điều rất nhiều, trong đó không ít hàng kém chất lượng do vận chuyển xa và tồn kho vẫn bán ra thị trường" - ông Chuẩn nhìn nhận.


Theo bà Đào Thị Lanh, để mua hạt điều có chất lượng, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có bao bì nhãn mác rõ ràng, đầy đủ từ các doanh nghiệp, cơ sở có đăng ký. Với sản phẩm hạt điều Bình Phước có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, hiện có 7 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng, người tiêu dùng có thể tìm mua từ các doanh nghiệp này.

nguồn sưu tầm.

Nông dân còn tồn hàng trăm tấn cá tra quá lứa



tồn hàng trăm tấn cá tra quá lứa
Việc tiêu thụ gặp khó khăn, nhiều nông dân ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vẫn còn hàng trăm tấn cá tra quá lứa nuôi trong ao chưa xuất bán được.


giá cá tra giảm mạnh
Theo ông Đặng Thanh Cường- Trưởng Trạm Thủy sản thành phố Ngã Bảy, từ đầu năm đến nay, các hộ nuôi cá tra trên địa bàn thành phố rơi vào tình cảnh khó khăn do giá cá tra giảm mạnh. 

Để nuôi được 1kg cá nguyên liệu người nuôi phải bỏ chi phí khoảng 22.000 đồng, tuy nhiên hiện tại giá cá tra chỉ ở mức 17.000 -18.000 đồng/kg nên người nuôi lỗ khoảng 5.000 đồng/kg.

Người nuôi cá tra ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang còn hàng trăm tấn cá tra quá lứa trong ao do giá cá thấp, không bán được.

không có doanh nghiệp thu mua
Ngoài giá cá xuống thấp, người nuôi cá tra còn lo lắng hơn khi không có doanh nghiệp thu mua. 

Hiện phần lớn các ao nuôi cá tra trên địa bàn thành phố Ngã Bảy đã đến giai đoạn thu hoạch nhưng chỉ bán nhỏ lẻ, với sản lượng 3-4 tấn mỗi ngày cho một doanh nghiệp để đưa đi tiêu thụ tại các chợ trong vùng.

Ước còn hơn 300 tấn cá tra quá lứa trong ao của người dân nơi đây chưa tiêu thụ được, với trọng lượng từ 1,4-1,6 kg/con.

nguồn sưu tầm.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

 

Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp



Nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vững, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.


  • Đồng thời, tỉnh xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. 

Chú thích ảnh 

triển khai thực hiện 14 nhiệm vụ.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận, năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 14 nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và cấp tỉnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tỉnh ưu tiên các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc thù.

Lưới ngăn côn trùng nhà kính

Để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác với các viện, đơn vị nghiên cứu khoa học chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ mới cho một số ngành sản xuất theo hướng lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm nhằm tạo sự đột phá, tác động trực tiếp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thời gian qua, thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, Ninh Thuận tập trung nghiên cứu, chuyển giao nhiều đề tài ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Tính riêng năm 2019, trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, Ninh Thuận có 2 đề tài được các đơn vị ngoài tỉnh đánh giá cao và đề nghị chuyển giao gồm nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm mới từ rong mơ Sargassum và nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa sản phẩm thực phẩm từ thịt cừu Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận cũng đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất các cây trồng chủ lực như nho, táo, nha đam, măng tây, cây dược liệu... ở khu vực nông thôn và miền núi với tổng diện tích 167 ha; ứng dụng công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân với diện tích 50 ha. Đồng thời, tỉnh chuyển giao công nghệ cho hơn 600 hộ dân thực hiện dự án sản xuất nho ứng dụng công nghệ cao, trồng rau thủy canh, sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản một số loại rau quả chủ lực, sử dụng vi sinh trong nuôi tôm thương phẩm, công nghệ laze san phẳng đồng ruộng, tưới nước tiết kiệm.

Song song với đó, tỉnh mở hơn 300 lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến cho hơn 9.000 lượt hộ dân về kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật để áp dụng vào sản xuất như sử dụng cây gốc ghép, trồng cây trong nhà màng, trồng nấm linh chi trong môi trường bán tự nhiên, sử dụng lưới chắn côn trùng, trồng nho leo giàn chữ Y, bao chùm quả, chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, sơ chế, chế biến và bảo quản các loại nông sản giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chú thích ảnh 

kết quả nổi bật là chọn tạo và nhân rộng.

Một trong những kết quả nổi bật trong ứng dụng nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực nông nghiệp là chọn tạo và nhân rộng nhiều loại giống cây trồng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và khu vực Nam Trung Bộ. 

Thiết kế nhà màng trồng dưa lưới

Điển hình như hoạt động nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố. Từ năm 2016 đến nay, Viện thực hiện các đề tài nghiên cứu, tuyển chọn được 22 giống măng tây, 9 giống ổi, 9 giống xoài, 8 giống mãng cầu, 8 giống mít, 7 giống nhãn, giống táo TN 05, giống nho NH 01-152 chất lượng cao phục vụ sản xuất.


Là tỉnh vùng duyên hải, tận dụng hệ thống đầm, vịnh, ao đìa đa dạng cộng thêm môi trường biển, nhiệt độ và độ mặn rất thích hợp nuôi một số loại cá biển và các loài nhuyễn thể nên Trung tâm Giống hải sản cấp I Ninh Thuận đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất nguồn giống các loại cá biển có giá trị kinh tế cao như cá mú Trân Châu, cá bớp, cá chẽm, cá chim vây vàng, cá bè vẩu... đáp ứng nhu cầu đa dạng của người nuôi trong, ngoài tỉnh.

Đồng thời, Trung tâm nghiên cứu, áp dụng mô hình nuôi cá lồng công nghiệp theo công nghệ Na Uy, nuôi kết hợp các loài hải sản theo hình thức hữu cơ, sinh thái để nâng cao năng suất gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Chú thích ảnh

những hoạt động mang lại nhiều kết quả tốt.

Theo ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, thời gian qua, những hoạt động nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất của tỉnh đã mang lại nhiều kết quả tốt, nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, những hoạt động này còn góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về thay đổi tư duy của người dân trong việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nilon làm nhà màng

Xác định khoa học - công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian tới Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh liên kết 4 nhà trong phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, giúp các sản phẩm này có đầu ra ổn định hơn và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến xuất khẩu.

nguồn sưu tầm.

Phát triển bền vững các vùng chuyên canh - Bài 1: Đa dạng vùng trồng

 

Phát triển bền vững các vùng chuyên canh - Bài 1: Đa dạng vùng trồng




Tiền Giang là địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tỉnh xác định thực hiện trên cơ sở quy hoạch, phát triển các ngành hàng có lợi thế, sản phẩm chủ lực, chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh, phù hợp liên kết vùng và thích ứng biến đối khí hậu.

Chú thích ảnh

tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện theo vùng.

Trên cơ sở khai thác đúng các tiềm năng của mỗi vùng trong tỉnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Tiền Giang tập trung xây dựng các vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn và đồng nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật, gắn với xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu sản phẩm.

Chậu nhựa trồng hoa vạn thọ

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, điểm nổi bật ở Tiền Giang là tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện theo vùng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững có tính đến yếu tố đặc thù và cơ hội trên cơ sở mục tiêu phát triển của vùng.

Theo đó, với vùng kinh tế-đô thị trung tâm, gồm huyện Chợ Gạo, Châu Thành và thành phố Mỹ Tho ưu tiên phát triển cây thanh long, cây rau, chăn nuôi gà ri, nuôi tôm bè, hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Vùng kinh tế- đô thị phía Đông gồm thị xã Gò Công, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, đẩy mạnh phá triển cây lúa đặc sản, cây rau, mãng cầu xiêm,...

Vùng kinh tế - đô thị phía Tây gồm thị xã và huyện Cai Lậy, các huyện Cái Bè, Tân Phước tập trung cho cây lúa chất lượng cao, các loại cây ăn trái như xoài, sầu riêng, dứa,... và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Mẫn, với địa thế dọc theo sông Tiền, được phù sa bồi đắp màu mỡ và thuận lợi về nguồn nước, Tiền Giang đã sớm xây dựng những vùng chuyên canh cùng với thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể, các huyện phía Tây của tỉnh đã hình thành vùng sản xuất lúa tập trung như vùng lúa chất lượng cao với diện tích hiện đạt gần 32.000 ha, sản lượng đạt 190.000 tấn/năm.

Toàn tỉnh cũng có hơn 80.100 ha cây ăn trái; trong đó đã và đang hình thành các vùng chuyên canh tập trung với sản lượng lớn như vùng trồng sầu riêng ở huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước với tổng diện tích 13.500 ha, đạt sản lượng gần 278.000 tấn mỗi năm. Vùng trồng thanh long với tổng diện tích trên 9.140 ha, tập trung ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Đông và Gò Công Tây.

một số vùng trồng chuyên canh

Tại thời điểm năm 2019, mỗi ha thanh long cho người trồng lợi nhuận dao động từ gần 400 triệu đồng/ha đến trên 600 triệu đồng/ha tùy theo giống thanh long ruột trắng hoặc ruột đỏ. Nếu sản xuất nghịch vụ, lợi nhuận gấp tới 1,7 lần so với chính vụ.

Chậu nhựa treo trồng hoa

Bên cạnh đó, Tiền Giang còn có vùng trồng dứa tại các xã thuộc huyện Tân Phước với tổng diện tích trên 14.500 ha; trong đó có những xã như Hưng Thạnh, Tân lập II, Mỹ Phước, Thạnh Tân có diện tích trồng đạt từ 800 ha trở lên.

Tổng diện tích gieo trồng rau màu của tỉnh hơn 57.000 ha. Vùng trung tâm Tiền Giang gồm Chợ Gạo, Châu Thành và thành phố Mỹ Tho cũng chính là vùng chuyên canh rau màu lớn nhất tỉnh với diện tích canh tác tập trung hơn 4.500 ha, sản lượng hơn 550.000 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng rau toàn tỉnh.

thế mạng phát triển tiềm năng kinh tế vườn.

Đề cập về việc hình thành, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy cho biết, nằm trong vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang, Cai Lậy có thế mạnh về phát triển tiềm năng kinh tế vườn, hình thành các vùng chuyên canh cho sản lượng lớn hướng đến xuất khẩu với những loại trái cây nổi tiếng, được thị trường ưa chuộng như sầu riêng, mít Thái siêu sớm,... 

Chậu nhựa dẻo

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất phía Nam Quốc lộ 1 theo hướng "chung sống với lũ", huyện đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đê bao ngăn lũ bảo vệ sản xuất, tạo thuận lợi để các hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa năng suất bấp bênh sang lập vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản.

Để hình thành vùng trồng sầu riêng chuyên canh, người trồng đã biết cách chọn giống, thực hiện các giải pháp kỹ thuật, biện pháp chăm sóc cây sầu riêng, chống hạn mặn, xử lý để cây cho trái rải vụ,... từ đó đạt lợi nhuận cao từ cây sầu riêng. Hiện nay, Cai Lậy đã hình thành  vùng trồng sầu riêng trên 9.000 ha, lớn nhất tỉnh, hàng năm cho sản lượng trên 200.000 tấn, cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Nhãn hiệu tập thể "Sầu riêng Cai Lậy"của Hội Làm vườn huyện Cai Lậy đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đã góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của cây trồng đặc sản này tại địa phương.

nguồn sưu tầm.