Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Thuốc trừ sâu "đầu độc" ruộng đồng

Thuốc trừ sâu "đầu độc" ruộng đồng

sử dụng thuốc bvtv tràn lan ảnh hưởng sức khỏe 

Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường từ rác thải, việc sử dụng thuốc BVTV tràn lam, lạm dụng cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.

Bạt che cỏ

Là một trong những hộ trồng quất, cam cảnh nhiều nhất, nhì ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, anh Phạm Văn Ngọc cho biết, sang đến tháng 10, tháng 11 âm lịch là thời điểm cần thiết để đánh thuốc “mắt trâu” (thuốc Score-có hình dạng giống mắt trâu) với mật độ 3 lần/tháng. Tổng số thời gian đánh thuốc khoảng trên 20 lần/năm, không được bỏ tháng nào. Anh Ngọc thống kê chi tiết: Thuốc phun cho 4.000 cây quất mất 65 triệu, 170 cây cam mất 12 triệu, 40 cây bưởi mất 8 triệu, tổng cộng 85 triệu, vẫn ít hơn năm 2015 tới 10 triệu. Gần 1ha cây cảnh có múi của gia đình anh Đại tốn mỗi năm 85 - 95 triệu tiền thuốc BVTV, vị chi chỉ tính riêng khoảng 300ha cây cảnh có múi của huyện Văn Giang đã mất mỗi năm cỡ 30 tỷ tiền thuốc BVTV.

sự hờ hững của người dân

Theo như anh Ngọc, nhà nông lấy công làm lãi, biết là phun thuốc sâu rất độc hại nhưng vẫn trực tiếp làm chứ không mấy ai chịu đi thuê. Hơn 2 mẫu đất (gần 1 ha) nhà anh Ngọc mỗi lần sẽ đánh 12 thùng, phun mất khoảng 2 ngày. Do đất nhà ai nhà nấy canh tác, mỗi gia đình lại có riêng một kiểu chăm sóc, phun thuốc nên cánh đồng quê anh nhiều lúc mù mịt như sương rất ô nhiễm nhưng không ai có thể bảo ai vì cả làng đều thế.

Cách trải bạt ngăn ngừa cỏ

Theo PGS - TS Phạm Thị Vượng - Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam, hiện, chúng ta đang sử dụng khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trong đó, việc đầu tiên cần phải tập trung vào nhóm thuốc trừ cỏ; nhóm thuốc trừ sâu, trừ bệnh, nhóm có độc tố cao mà được sản xuất từ những năm trước và đến bây giờ không còn phù hợp với sinh thái; nhóm thuốc sử dụng rất nhiều trên một đối tượng cây trồng. "Việc lạm dụng thuốc BVTV giống như là dùng con dao hai lưỡi, không chỉ làm tăng giá đầu tư, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm không an toàn", bà Vượng khẳng định.

biện pháp giải quyết.

Để giải quyết tình trạng này, bà Vượng kiến nghị Chính phủ, Bộ NNPTNT cần phải kiểm soát chặt thuốc nhập lậu qua biên giới. Song song với đó, phải chấn chỉnh mạng lưới thuốc BVTV. Phải minh bạch và phải quản lý thông qua các chi cục BVTV địa phương…

Cách làm nhà lưới trồng rau mái bằng

thu tuong doi thoai voi nd: rac thai thuoc bvtv huy hoai moi truong hinh anh 2

Thủ tướng đối thoại với ND: Rác thải thuốc BVTV hủy hoại môi trường

Thủ tướng đối thoại với ND: Rác thải thuốc BVTV hủy hoại môi trường


Rác thải tràn lan chất đống như núi khắp nơi. Tình trạng lạm dụng, phun thuốc trừ cỏ la liệt... đang tàn phá nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của những người đang sống ở nông thôn.

 

mong muốn của người dân.

Nhân hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân (được tổ chức ngày 10/12 tới tại TP. Cần Thơ sắp tới), bà con nông dân tại các tỉnh, thành rất mong được người đứng đầu Chính phủ tháo gỡ, xử lý triệt để nhằm giúp tam nông phát triển bền vững theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Lưới ngăn côn trùng nhà kính

Thủ tướng đối thoại với ND: Rác thải thuốc BVTV hủy hoại môi trường

Những đống rác thải chất cao cạnh những thửa ruộng tại Yên Khánh (Ninh Bình).


rác thải tràn lan khắp nơi.

Để ra được đến ruộng, nhiều người dân ở đây phải trang bị đủ các đồ bảo hộ từ mũ, nón, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng... nhưng bà con vẫn bị mùi xú uế ở bãi rác này bay đến "tra tấn". 

Thiết kế nhà màng trồng dưa lưới

Hiện bãi rác này là bãi chứa rác chính của xã nhà và hàng ngày toàn bộ lượng rác trên địa bàn các thôn được các xe tải đưa về đây đổ, vào lúc cao điểm nhiều rác khoảng 2 - 3 ngày lại có người ra xử lý bằng cách đốt, tiêu hủy trực tiếp làm cho khói bụi, mùi hôi thối bay khắp cánh đồng, các khu dân cư khiến bà con rất bức xúc.Theo ghi nhận của chúng tôi, tại cánh đồng xã nông thôn mới Khánh Công, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) lâu nay đang tồn tại một bãi rác "khủng" với đủ các loại rác thải, cả xác động vật, lợn chết... bị vứt chất đống cao như núi, bốc mùi hôi thối nồng nặc khắp cả cánh đồng đang khiến người dân ở địa phương này rất bức xúc. Từ ngày địa phương quy hoạch đưa rác về khu đồng giáp nghĩa trang của xóm 7 xã Khánh Công đổ đến nay đã hơn 5 năm và bằng ấy thời gian người dân làm đồng ở khu vực này phải chịu cảnh ô nhiễm nghiêm trọng.

bãi rác ngay tại con mương

Cùng trong tình trạng đó tại xã Tây Đô, huyện Đông Hưng (Thái Bình) bà con trồng lúa ở đây cũng đang vô cùng bức xúc và bất bình về việc tồn tại một bãi rác ngay giữa khu vùng sản xuất lúa. Điều đáng nói là bãi rác này nằm ngay tại con mương dẫn nước vào các khu ruộng phục vụ chăm sóc lúa cho nhân dân vùng này nhưng sự việc trên đã kéo dài nhiều năm nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất của nhân dân.

Nilon làm nhà màng

Thông qua Báo NTNN, bà con tại các địa phương rất muốn gửi ý kiến đề đạt lên Thủ tướng Chính phủ mong được giải quyết triển để các vấn đề về môi trường rác thải, môi trường sản xuất.

nguồn sưu tầm.

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: 'Nông dân làm giàu từ rừng'

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: 'Nông dân làm giàu từ rừng'


Sáng 4/12, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

kết quả tốt sau buổi báo cáo.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Ngọc Hải - Giám đốc Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang trình bày tóm tắt  kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV.

Chậu nhựa trồng hoa vạn thọ

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: 'Nông dân làm giàu từ rừng'

Đồng chí Thào Xuân Sùng bày tỏ vui mừng khi nhận thấy dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang, việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -  trong năm 2019 đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ.

 nước ta đạt được nhiều chuyển biến tích cực.

Đồng chí Thào Xuân Sùng cũng thông tin thêm đến cử tri tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ đầu năm 2019 đến nay; khẳng định: Từ đầu năm đến nay, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng đất nước ta đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra…

Chậu nhựa treo trồng hoa

Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: 'Nông dân làm giàu từ rừng'

 Cử tri xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang nêu ý kiến đề xuất cần có thêm chính sách hỗ trợ nông dân phát triển cây có múi. 

một số đề xuất kiến nghị của cử tri.

Tại hội nghị đã hơn 10 cử tri, đại diện cho bà con 2  xã Đồng Yên và Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang kiến nghị với đại biểu Quốc hội những vấn đề như: Đề nghị T.Ư, tỉnh tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nội đồng, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, chính sách với người có công, gia đình chính sách;  chuyển đổi quỹ đất...

Chậu nhựa dẻo

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, người đứng đầu Hội NDVN tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của cử tri. Đồng chí Thào Xuân Sùng cho rằng, với điều kiện thổ nhưỡng, giao thông thuận lợi như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể khai thác thành những điểm mạnh của địa phương. Điều quan trọng là các cán bộ, lãnh đạo địa phương và bà con phải chịu khó tư duy, biết cách tổ chức sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.

Để làm được như vậy, đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Hà Giang cần tập trung tái cơ cấu sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển mạnh mẽ hơn nữa phong trào trồng rừng, gắn bó với đất rừng để làm giàu từ rừng; quan tâm, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi và có kế hoạch hướng dẫn việc tái đàn, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học…

nguồn sưu tầm.

Tọa đàm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với thị trường tiêu thụ

Tọa đàm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với thị trường tiêu thụ


 Chiều nay 6/12, Bộ NN&PTNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến: “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Thúc đẩy liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ nông sản”. Buổi tọa đàm sẽ bắt đầu lúc 14 giờ tại trụ sở Báo Nông thôn Ngày nay (Hà Nội).


tọa đàm cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Tham dự buổi tọa đàm có: Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT và đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Cục BVTV, Cục Chế biến và PTTTNS.

Lưới Che Nắng Thái Lan

Tọa đàm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với thị trường tiêu thụ

Hoa Kỳ vừa chính thức công nhận Việt Nam tương đương về kiểm soát an toàn thực phẩm với con cá tra. 

Qua hơn 6 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020, các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần quan trọng phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và bền vững.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường, thích ứng hơn với biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng và năng lực cạnh tranh: tăng thủy sản, trái cây; giảm lúa.

đánh giá sơ bộ 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: “Về tổng quan, sức sản xuất của ngành rất lớn. Chúng ta chỉ có 10 triệu hecta, trừ 14 triệu hecta rừng thì chúng ta đã tạo ra một sức sản xuất đến mức độ lương thực đạt trên 45 triệu tấn, thịt 5,5 triệu tấn, cá là 8 triệu tấn, cây công nghiệp mấy thứ đều nhất thế giới về sản lượng”.

Lưới ngăn côn trùng trồng rau sạch

Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh, giai đoạn 2013 - 2018 đạt 197,51 tỷ USD, bình quân đạt 32,9 tỷ USD/năm, đặc biệt năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD về tổng kim ngạch, tăng 47% so với năm 2012. Năm 2019, ước đạt khoảng 41 - 42 tỷ USD.


Tuy nhiên, năm 2019 là một năm thử thách đặc biệt cho ngành nông nghiệp khi thiên tai, bệnh dịch tả lợn Châu Phi lịch sử xảy ra trên phạm vi cả nước và áp lực cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ nông sản thế giới là rất lớn. Năm nay nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như: gạo, hồ tiêu, cà phê…đều gặp khó khăn khi đối mặt với xu hướng giá giảm và sự thay đổi từ thị trường nhập khẩu. 

Tọa đàm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với thị trường tiêu thụ

Dây chuyền chế biến sâu, xây dựng thương hiệu sản phẩm thịt mát MEAT Deli. 

buổi tọa đàm trực tiếp tháo gỡ vướng mắc.

Trong khi đó, khâu chế biến nông sản ở Việt Nam lại rất yếu, sự tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu không đáng kể. Như mặt hàng cà phê, chúng ta vẫn xuất thô khoảng 90% sản lượng nên đã chịu thiệt rất lớn về giá trị khi giá giảm trong khi giá các sản phẩm cà phê chế biến vẫn ổn định.

Màng nilon nhà kính

Và trong ngày 10/12 tới, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ đối thoại với nông dân mang chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo giá trị nông sản”. Đây là lần thứ 2, người đứng đầu đối thoại trực tiếp với đại diện bà con nông dân cả nước.

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân việt tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến: “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp: Thúc đẩy liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ nông sản” trên Báo điện tử Dân Việt. Buổi tọa đàm sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử Dân Việt và livestream trên Fanpage: danviet.vn.

nguồn sưu tầm.


Thanh Hóa: Ngao chết trắng bãi, ngành chức năng nói gì?

Thanh Hóa: Ngao chết trắng bãi, ngành chức năng nói gì?


Nhận được thông tin hàng chục ha nuôi ngao tại xã Quảng Nham, (huyện Quảng Xương) chết trắng, lãnh đạo Sở NN&PTNT Thanh Hóa, cùng phòng, ban đã xuống thực địa kiểm tra, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm...

90% ngao chết trắng.
Thông tin tới phóng viên Báo điện tử, ông Ngô Văn Long (thôn Bình, xã Quảng Nham) cho biết: "Gia đình đang nuôi hơn 8 ha ngao thương phẩm và ngao giống. Sáng 27.11, thì phát hiện ngao chết trắng, số lượng chết 90%, ước thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng. Rất mong cơ quan chức năng sớm đưa ra kết luận nguyên nhân ngao chết, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho người nuôi".

Thanh Hóa: Ngao chết trắng bãi, ngành chức năng nói gì?

khu vực ngao chết

Với 20 năm trong nghề nuôi ngao, ông Lê Ngọc Tân (thôn Thanh, xã Quảng Nham) lý giải: "Ngao thường hay chết vào tháng 3, 4 hằng năm, khi đó thời tiết nắng nóng. Nhưng năm nay ngao chết đột ngột thế chỉ có thể do nguồn nước bị ô nhiễm (!?). Với 3 ha nuôi ngao của gia đình, số lượng chết lên đến 80-90% số ngao trong bãi, thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng. Mong nhà nước hỗ trợ để gia đình cải tạo bãi nuôi cho vụ mới".

chiếm 50% tổng diện tích nuôi ngao.

Được biết, tại xã Quảng Nham có 29 hộ nuôi ngao thương phẩm, ngao giống với tổng diện tích 62 ha, tỷ lệ ngao chết bình quân từ 40-50% số ngao trên bãi.

Giá bán chậu trồng hoa

Thanh Hóa: Ngao chết trắng bãi, ngành chức năng nói gì?

Hiện tượng ngao chết trắng bãi đã kéo dài nhiều ngày. 

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử, ông Trần Xuân Lờ-Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham cho biết: "Sau khi người dân báo có hiện tượng ngao chết, xã đã xuống kiểm tra. Qua thống kê, toàn xã ngao chết khoảng 1.240 tấn, ước thiệt hại của bà con gần 15 tỷ đồng. Nguyên nhân chết vẫn chưa được xác định...".

Thanh Hóa: Ngao chết trắng bãi, ngành chức năng nói gì?

các hộ nuôi ngao bị chết

nguyên nhân ngao chết.

Bà Vũ Thị Ánh Nguyệt-Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Xương thông tin: "Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế và kết quả xét nghiệm mẫu nước, mẫu ngao của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Xác định, mật độ nuôi từ 1.000-1.300 con/m2 (cỡ ngao 100-120 con/kg và 200-250 con/kg). 9/9 mẫu ngao đều không nhiễm khuẩn Vibrio và âm tính với bệnh Perkinsus sp...Như vậy, nguyên nhân xảy ra hiện tượng ngao chết do mật độ nuôi cao kết hợp với giai đoạn giao mùa có sự chênh lệnh nhiệt độ ngày và đêm lớn làm ngao bị sốc".

Chậu nhựa dẻo đen 

"Trong thời gian tới hiện tượng ngao chết vẫn tiếp tục xảy ra. Người nuôi lưu ý, đối với ngao đã đạt kích cỡ nên tiến hành thu hoạch, riêng ngao còn nhỏ thì nên san thưa để duy trì mật độ. Ngoài ra, vệ sinh bãi ngao hằng ngày, thu gom rác, ngao chết ra khỏi vùng nuôi, chôn lấp theo quy định. Cũng như tạm dừng thả nuôi mới nếu chưa xử lý môi trường nuôi. Đồng thời, theo dõi các yếu tố môi trường nước như pH, nhiệt độ, độ mặn...", bà Vũ Thị Ánh Nguyệt-Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Xương khuyến cáo.

nguồn sưu tầm.

 

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Hải Dương tái khởi động Dự án Cảng đường sông trái pháp luật!

Hải Dương tái khởi động Dự án Cảng đường sông trái pháp luật!


Tỉnh Hải Dương quyết tâm thực hiện dự án xây dựng cảng thủy nội địa của công ty Thế Anh, cho dù việc này hoàn toàn trái pháp luật.



Để Cảng thủy nội địa có thể hoạt động cần được Bộ Giao thông Vận tải đưa vào quy hoạch.

xin ý kiến cấp phép xây dựng nhưng đều dẫn đến bế tắc.

Ngày 18/6/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương gửi văn bản tới các Sở ngành, địa phương để xin ý kiến về việc cấp phép xây dựng Dự án Cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và kinh doanh cầu cảng của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thế Anh.

Bạt che cỏ

Đây là động thái mới, sau rất nhiều lần các Sở, ngành họp bàn, cho ý kiến về dự án trên nhưng đều dẫn đến bế tắc.

Cũng liên quan đến nội dung này, ngày 20/12/2019, Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão  đã có công văn số 959 về việc từ chối thực hiện thỏa thuận đối với hồ sơ xin cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều của công ty Thế Anh.

Hoạt động của Công ty Thế Anh liên tục bị đình chỉ vì xâm hại đê điều


công văn 41 từ tỉnh hải dương

Trước đó, từ năm 2017, tỉnh Hải Dương có công văn số 41 yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hải Dương có ý kiến tham mưu giải quyết kiến nghị của công ty Thế Anh. Sở này đã tổ chức họp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng ngành đường thủy về việc điều chỉnh vùng nước cảng Thủy nội địa Phú Thái.

Cách trải bạt ngăn ngừa cỏ

Báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Hải Dương gửi UBND tỉnh Hải Dương cho thấy tại cuộc họp các cấp chính quyền địa phương từ UBND huyện Kim Thành, UBND thị trấn Phú Thái, UBND xã Kim Lương đều đề nghị không điều chỉnh vùng nước của cảng Phú Thái và đề nghị tỉnh nên tạo điều kiện cho công ty Thế Anh hoạt động tại một vị trí khác.

Vị trí tỉnh Hải Dương giao cho công ty Thế Anh xây cảng sẽ gây mất an toàn giao thông đường thủy


Về chuyên môn, Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cũng cho rằng nếu điều chỉnh vùng nước trước cảng hẹp lại sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các phương tiện thủy cỡ lớn khi ra vào cảng.

Do UBND tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Cty Thế Anh không phù hợp với quy hoạch cảng Thủy nội địa đã được phê duyệt nên Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cùng UBND huyện Kim Thành, UBND thị trấn Phú Thái, UBND xã Kim Lương cũng đã phải họp rất nhiều lần cùng Cục Đường thủy Nội địa (trước đây là Cục Đường sông) để xin điều chỉnh vùng nước của Cảng Thủy nội địa Phú Thái nhưng không được chấp thuận.  

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã phớt lờ văn bản tham mưu của Sở Giao thông Vận tải với nội dung không tiếp tục thực hiện dự án của công ty Thế Anh đang được cấp chồng lên vị trí hoạt động của Cảng Phú Thái.

Phớt lờ ý kiến của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão và chính quyền cơ sở. Thậm chí, bất chấp việc Cục Đường Thủy nội địa không chấp thuận đưa dự án vào trong quy hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã phớt lờ văn bản tham mưu của Sở Giao thông Vận tải với nội dung không tiếp tục thực hiện dự án của công ty Thế Anh đang được cấp chồng lên vị trí hoạt động của Cảng Phú Thái. Ảnh: Kiên Cường.


xin khởi công dự án xây dựng.

Việc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng các Sở, ngành đã nhiều lần tham mưu cho lãnh đạo tỉnh không nên thực hiện dự án xây dựng cảng công ty Thế Anh như đã nói ở trên, nhưng đến nay vẫn đang tiếp tục gửi văn bản xin ý kiến thêm lần nữa cho thấy lãnh đạo các Sở, ngành trong tỉnh đang phải chịu sức ép lớn từ UBND tỉnh Hải Dương. 

Cách làm nhà lưới trồng rau mái bằng

Có thể hiểu, nếu các Sở, ngành tham mưu chưa đúng ý lãnh đạo tỉnh thì sẽ phải tham mưu lại cho đến khi bằng đúng ý lãnh đạo tỉnh thì thôi?

Điều này đồng nghĩa với việc lãnh đạo tỉnh Hải Dương đang cố tình hỗ trợ công ty Thế Anh xây cảng thủy trái phép dù biết chắc rằng cảng thủy này không thể hoạt động hợp pháp.

nguồn sưu tầm.

Công an tỉnh Quảng Ninh bắt 6 đối tượng đưa người qua biên giới

Công an tỉnh Quảng Ninh bắt 6 đối tượng đưa người qua biên giới


Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt 6 đối tượng về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép từ Đông Hưng, Trung Quốc đến Móng Cái, Quảng Ninh.


Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh tống đạt lệnh bắt giam đối tượng. Ảnh: Phạm Trọng.


khởi tố bắt tạm giam 6 đối tượng.

Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh vừa khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng ở thành phố Móng Cái do có hành vi “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép”.

Lưới ngăn côn trùng nhà kính

Các đối tượng gồm: Voòng A Sủi, sinh năm 1997; Voòng A Hây, sinh năm 1999, là em ruột của Sủi; Nình Văn Xuân, sinh năm 2002; Phùn Quay Phóng, sinh năm 1998; Phùn Văn Dũng, sinh năm 2001, cùng trú xã Hải Sơn, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và Lỷ A Tằng, sinh năm 1996; trú tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

Quá trình điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh xác định trong thời gian làm việc tại thành phố Đông Hưng, Trung Quốc, Voòng A Sủi quen biết với một người Trung Quốc tên “A Lùng”.

Sủi và A Lùng kết bạn qua Wechat để liên lạc, nói chuyện với nhau. Đến ngày 09/6/2020, A Lùng gọi điện thoại cho Sủi qua Wechat đặt vấn đề thuê Sủi tổ chức cho một số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từ Đông Hưng, Trung Quốc đến Móng Cái, Quảng Ninh.

Sủi đồng ý và thống nhất với A Lùng chi phí để tổ chức nhập cảnh trái phép là 4.000 nhân dân tệ / 01 người. Tiếp đó, A Lùng giới thiệu Sủi với người Trung Quốc cần sang Việt Nam để liên lạc, đưa đón.

kế hoạch thực hiện hành vi

Để thực hiện hành vi này, Sủi đã rủ em trai là Voòng A Hây; Hây tiếp tục rủ anh họ là Lỷ A Tằng và bạn là Nình Văn Xuân; Xuân rủ thêm Phùn Quay Phóng; Phóng tiếp tục rủ Phùn Văn Dũng cùng tham gia. Các đối tượng thống nhất phân chia nhiệm vụ cụ thể từng người.

Thiết kế nhà màng trồng dưa lưới

Trong đó, Sủi liên hệ với A Lùng để lấy số điện thoại những người Trung Quốc, sau đó cho Hây số điện thoại để Hây trực tiếp đi bè xốp qua sông biên giới khu vực mốc 1355, thuộc xã Bắc Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh đón họ đưa sang Việt Nam.

Tằng, Xuân, Phóng, Dũng đứng đợi ở gần đó để cảnh giới lực lượng chức năng tuần tra. Khi những người Trung Quốc đã nhập cảnh thành công, các đối tượng này ngày lập tức sử dụng xe mô tô đón và đưa đến trung tâm thành phố Móng Cái để tìm cách tiếp tục đi sâu vào nội địa Việt Nam.

Trong hai ngày 09 và 10/6/2020, tại Khu vực biên giới Mốc 1355, thuộc thôn Thán Phún, xã Bắc Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh, Sủi, Hây, Tằng, Xuân, Phóng, Dũng đã tổ chức đón 06 người quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Móng Cái, Quảng Ninh.

Trong đó, ngày 09/6/2020, Sủi, Hây, Tằng, Xuân, Phóng đã tổ chức đón 02 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép thành công; ngày 10/6/2020, do thiếu người, nhóm người này đã rủ thêm Phùn Văn Dũng cùng tham gia, tiếp tục đón thành công 04 người Trung Quốc và bị cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ.

mức phạt 

Tất cả các đối tượng người Việt Nam và người Trung Quốc có liên quan trong vụ án đều nhận thức được thời điểm hiện tại Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc chưa cho phép công dân xuất nhập cảnh với mục đích du lịch.

Nilon làm nhà màng

Tuy nhiên do nhận thức pháp luật hạn chế, không có công việc ổn định, nhóm đối tượng ở Móng Cái đã bất chấp pháp luật, thực hiện hành vi tổ chức xuất nhập cảnh trái phép để vụ lợi. Hành vi của các đối tượng trên đã cấu thành tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép” quy định tại Khoản 2, Điều 348, Bộ luật Hình sự năm 2015 và có thể nhận mức hình phạt lên đến 10 năm tù giam.

Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra làm rõ.

nguồn sưu tầm.

Kỷ lục của ấn phẩm hay kỷ lục của nhân phẩm?

Kỷ lục của ấn phẩm hay kỷ lục của nhân phẩm?


Chỉ 3 ngày rao bán trên mạng, tập thơ “Bài thơ vui tặng cuộc đời tôi” của Tần Hoài Dạ Vũ đã thu được hơn 37 triệu đồng.


Tác phẩm mới của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ.


nhà thơ tần hoàn dạ vũ ra mắt tập thơ mới.

Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ vừa ra mắt tập thơ “Bài thơ vui tặng cuộc đời tôi”, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, giá bìa 100 nghìn đồng. Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ rao bán trên trang Facebook cá nhân theo dịch vụ COD của bưu điện, nghĩa là khi giao ấn phẩm đến tay người mua thì bưu tá sẽ thu hộ tiền sách cho tác giả.

Chậu nhựa trồng hoa vạn thọ

Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ cứ ngỡ rao cho vui, ai dè cũng có khách hàng. Sau 3 ngày có 41 đơn hàng,  trong đó có 6 người mua 2 cuốn, nghĩa là số sách đăng ký dịch vụ COD là 47 cuốn. Tuy nhiên, bất ngờ hơn, một kỷ lục về ấn phẩm lại nằm ở những khách hàng đặc biệt

Ngày thứ nhất, nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ nhận được 500 USD (tương đương 11, 6 triệu đồng đồng). Ngày thứ hai, ông lại nhận thêm 1000 EURO (tương đương 25 triệu đồng). Ngày thứ ba, ông nhận thêm 500 nghìn đồng. Ba vị khách trên, mỗi người chỉ nhận một ấn phẩm “Bài thơ vui tặng cuộc đời tôi”, nhưng trả tiền theo cách riêng của họ. Tổng cộng hơn 37 triệu đồng cho ba ấn phẩm.

giá trị nhân phẩm.

Niềm vui lớn từ “Bài thơ vui tặng cuộc đời tôi” khiến nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ nghẹn ngào về giá trị nhân phẩm. Số tiền hơn 37 triệu đồng, quy ra là 370 cuốn. Cùng với 47 cuốn mua qua dịch vụ COD, thì ông đã thu được khoản tiền bằng giá bán 420 cuốn.

Chậu nhựa treo trồng hoa
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ qua nét vẽ của Chóe.


Kỷ lục này nói lên điều gì? Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ tên thật Nguyễn Văn Bổn vốn là một nhà giáo lão thành, từng có thời gian làm Hiệu trưởng Trường Quốc học Huế. Ông thổ lộ:  “Bằng tất cả sự chân thành và lòng tự trọng, tôi có cách lý giải của riêng tôi: Đây là kỷ lục từ một ấn phẩm, nhưng lại có nguồn gốc từ nhân phẩm”. 

lý do về giá trị nhân phẩm.

Tại sao lại là từ nhân phẩm? Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ khẳng định, công chúng mua thơ ủng hộ ông, kể cả ba khách hàng đặc biệt kia, phần lớn là học trò cũ của ông. Họ hàm ơn và kính trọng thầy giáo cũ, nên khi thấy “Bài thơ vui tặng cuộc đời tôi” thì họ lập tức ủng hộ.v

Chậu nhựa dẻo


Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ xúc động thổ lộ về vị trí nhân phẩm trong đời sống hiện đại: “Tôi năm nay 75 tuổi, từng dạy cả trường chính quy lẫn lớp bổ túc, cho nên có học trò đã thành cụ hưu trí. Có hôm tôi đi đón cháu nội tan trường, gặp một học trò cũ cũng đi đón cháu ngoại. Một ông tóc bạc khoanh tay cúi đầu “Con thưa thầy!” với một ông tóc bạc, khiến những người xung quanh rất ngạc nhiên. Đạo thầy trò có lẽ là một giá trị mà người Việt Nam mình cần gìn giữ nhất!”.     

nguồn sưu tầm.

Bộ Y tế thành lập ba đội công tác đặc biệt đến Đà Nẵng

Bộ Y tế thành lập ba đội công tác đặc biệt đến Đà Nẵng

biện pháp phòng chống dịch.

Để triển khai các biện pháp để khẩn cấp, khoanh vùng, dập dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra các tỉnh lân cận và trên phạm vi toàn quốc, ngay trong tối 25/7, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập ba Đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Đội công tác).

Lưới Che Nắng Thái Lan

Đoàn gồm các chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm trong việc điều tra dịch tễ, cách ly, điều trị và xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

có các đội công tác hỗ trợ chống dịch.

Đội điều tra giám sát dịch do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đội trưởng cùng 6 thành viên khác. Đây là những người đã từng tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bình Thuận và một số nơi khác.

Lưới ngăn côn trùng trồng rau sạch

Đội điều trị do Ths. Bs Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm đội trưởng cùng 7 thành viên khác, trong đó có 03 bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy là những người trực tiếp điều trị thành công cho bệnh nhân BN91.

Đội xét nghiệm do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đội trưởng cùng 4 thành viên khác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

nhiệm vụ củ thể.

Đây là nhóm chuyên gia đã từng nuôi cấy, phân lập được virus SARS-CoV-2, đồng thời hỗ trợ cho nhiều địa phương trong việc triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2. Nhóm chuyên gia này vào để hỗ trợ việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng các bộ kit xét nghiệm do Việt Nam sản xuất

Màng nilon nhà kính

Nhiệm vụ của các Đội công tác có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trong giám sát, điều trị, xét nghiệm và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng; Báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và các Vụ, Cục có liên quan về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai.

nguồn sưu tầm.

Thêm một người ở Đà Nẵng nhiễm Covid-19, phải thở máy

Thêm một người ở Đà Nẵng nhiễm Covid-19, phải thở máy


Sáng 26/7, Bộ Y tế công bố thêm ca mắc mới là một người đàn ông 61 tuổi, ở quận Hải Châu, Đà Nẵng và đang trong tình trạng nặng, phải thở máy.



Các chuyên gia đầu ngành Bộ Y tế đã được điều động hỗ trợ Đà Nẵng trong công tác phòng chống dịch Covid-19.


thêm một ca mắc bệnh cov-2

Bệnh nhân 418: nam, 61 tuổi, sinh sống tại phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Lưới Che Nắng

Bệnh nhân được xác định dương tính với SARS-CoV-2 đêm 25/7, đang được điều trị cách ly tại Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đà Nẵng, phải thở máy.

Ngành y tế Đà Nẵng đang triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

Trong khi đó, chiều 25/7, "bệnh nhân 416" diễn biến nặng rất nhanh, phải can thiệp ECMO, lọc máu liên tục.

tối 25/7 ghi nhận 2 ca mắc bệnh

Tối 25/7, Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm 416 và 417.

Bệnh nhân 416: nam, 57 tuổi, thường trú tại tổ 51, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Sau đó, mẫu được gửi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Giá bán chậu trồng hoa

Ngày 17/7, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đến ngày 20/7 nhập viện Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp XQ có tổn thương phổi dạng viêm, bệnh nhân đang thở máy do suy hô hấp, hiện đã được chuyển điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân 417: nữ, 5 tuổi, có địa chỉ tại Hoàng Diệu, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ngày 9/7, bệnh nhân từ Liên bang Nga về Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VN5062 và được cách ly ngay sau nhập cảnh tại tỉnh Bạc Liêu.

Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần ngày 10/7 và 16/7, kết quả xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 24/7 mẫu lần 3 được gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm, kết quả ngày 25/7 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

tổng số ca nhiễm

Tính đến sáng  26/7, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 418 ca mắc Covid-19, trong đó 365 người đã được điều trị khỏi, 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Chậu nhựa dẻo đen 

11.187 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). Trong đó, 220 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 10.193 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 774 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú:

nguồn sưu tầm.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Tiền Giang: Giá nghêu thương phẩm tăng mạnh, người nuôi có lãi khá

Tiền Giang: Giá nghêu thương phẩm tăng mạnh, người nuôi có lãi khá

giá nghêu thương phẩm.
Giá nghêu thương phẩm từ 25.000 đồng/kg đến 27.000 đồng/kg và với năng suất bình quân 15 tấn/ha, nông dân thu hoạch nghêu vào thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất từ 370 triệu đến 400 triệu đồng.

nghêu thương phẩm

Theo ông Nguyễn Văn Quí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Đông, trong những ngày qua, giá nghêu thương phẩm tại vùng chuyên canh của tỉnh đang tăng mạnh, người nuôi có lãi khá.

Cụ thể, giá nghêu thương phẩm tại đây từ 25.000 đồng/kg đến 27.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ thu hoạch, tăng hơn cùng kỳ năm trước khoảng 5.000 đồng/kg. Với năng suất bình quân 15 tấn/ha, nông dân thu hoạch nghêu vào thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất từ 370 triệu đến 400 triệu đồng.

nhu cầu người dân tăng.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Đông, giá nghêu thương phẩm tăng mạnh khả năng do nhu cầu thị trường lớn nhưng nguồn cung hạn chế.
Là huyện nằm ven biển tỉnh Tiền Giang, Gò Công Đông có vùng nuôi nghêu rộng 2.200ha, tập trung xã Tân Thành án ngữ bờ Bắc vàm Cửa Tiểu trên sông Tiền.

Nghề nuôi nghêu tại đây đã có từ lâu đời, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho lao động miền biển nhiều khó khăn. Nhờ nghề nuôi nghêu phát triển đã giúp đổi mới nông nghiệp, nông thôn xã Tân Thành, giúp địa phương hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới, được công nhận và ra mắt xã nông thôn mới năm 2017.

thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong mùa khô 2020, thiên tai hạn mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của huyện. Tình hình dịch bệnh khiến một số diện tích nghêu nuôi bị thiệt hại lớn. Do vậy, sản lượng thu hoạch không cao.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Đông, từ đầu năm đến nay, toàn vùng nuôi chỉ thu hoạch được khoảng 8.000 tấn nghêu thương phẩm, giảm hơn 3.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Huyện phấn đấu trong năm 2020 đạt sản lượng nghêu nuôi khoảng 20.000 tấn phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
nguồn sưu tầm.

Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

xuất khẩu giảm do ảnh hưởng dịch.
6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.


Đây là một trong những nhóm ngành 'lội' ngược dòng và có mức tăng trưởng dương trong bối cảnh hầu hết nhóm thủy sản khác xuất khẩu giảm do ảnh hưởng Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính.

nguyên nhân
Nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm tăng trưởng dương nhờ hai thị trường chủ chốt là Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng tích cực. Dự kiến xuất khẩu tôm sang các thị trường này vẫn tăng trong những tháng tiếp theo.

Cụ thể, xuất tôm sang Mỹ, 6 tháng đầu năm nay đạt 323,3 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, nước này vươn lên vị trí dẫn đầu về nhập tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21,2%.

Trên thị trường Mỹ, 6 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ sự ổn định cũng như sản xuất nhanh hơn sau Covid-19 (Ấn Độ và Ecuador vẫn còn chịu tác động nặng nề của dịch).

Tại thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm Việt Nam sang nước này tháng 6 đạt 57,7 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ.

thị trường nhật lớn thứ hai của việt nam.
Trong khi đó, xuất tôm sang Nhật Bản và EU giảm. Nhật Bản là thị trường nhập tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 18,3%. Tháng 6, xuất tôm sang Nhật giảm 3,7% nhưng nhờ tăng trưởng trong những tháng trước đó, nên tính chung trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch đạt 278,2 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn xuất tôm sang EU trong 6 tháng đầu năm, đạt hơn 200 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm Việt Nam có xu hướng tăng trong những tháng tiếp theo. Hiện tồn kho tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ và EU không cao như những tháng trước đó.
nguồn sưu tầm.