Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Đáp ứng đủ thực phẩm thiết yếu khi dịch kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn


Đáp ứng đủ thực phẩm thiết yếu khi dịch kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn


Đó là khẳng định của Bộ Công thương tại cuộc họp mới đây nhằm đánh giá nguồn cung các mặt hàng thiết yếu khi số người nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh.

Thực phẩm được cung cấp tốt nhất
Bộ Công Thương khẳng định đủ thực phẩm thiết yếu kể cả khi dịch kéo dài. Ảnh: Thanh Sơn.

NGUỒN BỆNH DỊCH LAN RỘNG 

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), đến nay đã có 55 tỉnh thành trong cả nước gửi báo cáo, trong đó đã có các “kế hoạch tác chiến”, kịch bản đối phó với dịch bệnh Covid-19 theo 5 cấp độ; đã tính đến các tình huống nếu dịch bệnh lan rộng, phức tạp mà phải cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh thì việc đưa các mặt hàng thiết yếu vào vùng dịch sẽ được tiến hành thế nào, các điểm bán hàng sẽ được bố trí ra sao.

Lưới ngăn côn trùng nhà kính
Đại diện Vụ Thị trường trong nước cho rằng, chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc cung ứng hàng hóa ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), kênh phân phối hàng hóa từ các điểm bán xăng dầu, cung cấp điện, đưa hàng vào siêu thị, điểm bán để đến tay người dân…

Hiện tại, công tác này đang được tiếp tục và tăng lên thành cấp cao hơn, kể cả phương án nếu Hà Nội cách ly trên diện rộng.

Sở Công thương Hà Nội cho biết, đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường theo các kịch bản diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, thành phố đã tính đến việc chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30%-50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.

NGUỒN THỰC PHẨM THIẾT YẾU VẪN ĐƯỢC CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ NHẤT

Cụ thể: Gạo 46.485 tấn; thịt lợn 9.297 tấn; thịt trâu, bò 2.675 tấn; thịt gia cầm 3.099 tấn; trứng gia cầm 62 triệu quả; dầu ăn 3.070 nghìn lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; rau củ 51.650 tấn; thủy hải sản (tươi, đông lạnh) 2.582,5 tấn; thực phẩm chế biến 2582,5 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 464.85 triệu gói.

Đối với khu vực bị cách ly, các phương án đã tính đến tình huống giả định khu vực bị cách ly khoảng 5.000 người trong thời gian 30 ngày. Trong đó định mức cho 1 người trong 30 ngày, gạo 18kg; thịt lợn 1,35kg; trứng gia cầm 15 quả; muối ăn, bột canh 0,15kg; thủy hải sản đông lạnh 1,56kg; thực phẩm chế biến 1,35 kg; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60 gói.

Ngay trong chiều ngày 19/3/2020, Sở Công thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu trên địa bàn để lên phương án và ước tính khả năng cung ứng hàng của từng doanh nghiệp để có phương án đưa hàng theo từng kịch bản bảo đảm nguồn cung trong các tình huống và bình ổn thị trường.

Màng nhà kính israel
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu các thực phẩm thiết yếu của nhân dân, nếu dịch bệnh kéo dài một tháng, hai tháng, 6 tháng và lâu hơn nữa. Trong tình huống khẩn cấp hơn, Bộ Công thương sẽ báo cáo Chính phủ huy động nguồn dự trữ quốc gia, bởi Thủ tướng đã chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đời sống của người dân cần được ưu tiên hàng đầu.

Tại Hải Dương, nơi vừa có 1 thôn bị cách ly vì dịch bệnh, báo cáo của Sở Công thương Hải Dương, ngày 19/3, cho hay, về cơ bản, nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu dân sinh trong tỉnh khá dồi dào; luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân đầy đủ, kịp thời.

Số lượng hàng thực phẩm tươi sống (lưu chuyển thường xuyên trong ngày) và hàng dự trữ lưu thông bình quân (hàng thực phẩm có hạn sử dụng) của các thương nhân luôn sẵn sàng phục vụ cho số lượng dân cư từ 20.000 đến 40.000 người.

Hải Dương đã dự kiến lượng hàng hóa để phục vụ cho khu vực bị cách ly, giả định cho khoảng 3.000 người trong thời gian 30 ngày. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn sẵn sàng cung ứng đủ nhu cầu khi có tình huống cách ly xảy ra.

Các doanh nghiệp/hộ kinh doanh ở Hải Dương đã cam kết sẵn sàng tăng năng lực sản xuất, kinh doanh từ 50-100% khi có yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Riêng Big C Hải Dương sẵn sàng phục vụ các xuất ăn nhanh khi cần.

DÙ BỊ CÁCH LY DO DỊCH NHƯNG THỰC PHẨM VẪN ĐƯỢC CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ

Như vậy, nếu tính bình quân một khu vực bị cách ly có khoảng 3.000 dân, thì các doanh nghiệp/hộ kinh doanh này sẵn sàng phục vụ từ 7 đến 12 khu cách ly (theo kịch bản) và khi cần có thể phục vụ 30 khu cách ly hoặc chi viện các địa phương khác trong cả nước.

Tại Ninh Thuận, ngay trong ngày 18/3, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vincommerce đã liên hệ với Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận để phối hợp tăng nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho tỉnh.

Thiết kế nhà màng trồng dưa lưới
Riêng đối với địa bàn bị cách ly (thôn Văn Lâm 3 với quy mô khoảng 5.000 dân sinh sống), chính quyền xã và huyện đã phối hợp với Vincommerce lên danh sách các mặt hàng nhu yếu phẩm của người dân và thực hiện cung ứng các mặt hàng này cho người dân tại thôn.

Siêu thị Saigon Co.op cũng đang phối hợp với Sở Công Thương Ninh Thuận để thực hiện việc cung ứng hàng hóa cho địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói chung và hỗ trợ cung ứng hàng cho khu vực cách ly nói riêng ...
nguồn sưu tầm

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Sau rà soát, Bộ Công Thương kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại


Sau rà soát, Bộ Công Thương kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại


Sau 5 ngày lập đoàn kiểm tra liên ngành rà soát thực tế, Bộ Công Thương vừa có văn bản số 2237 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả về xuất khẩu gạo.

Thu hoạch lúa
Sau khi tiến hành làm việc với Bộ NN-PTNT, địa phương và doanh nghiệp, Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Lượng gạo tồn trong kho doanh nghiệp là 1,65 triệu tấn

KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC XUẤT KHẨU GẠO

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Quyết định số 987/QĐ-BCT ngày 25/03/2020 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành đi làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo Bộ Công Thương kiến nghị phương án tiếp tục xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Về kết quả rà soát, Bộ Công thương tổng hợp các ý kiến phát biểu của đại diện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, TP.HCM, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và 20 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, cho thấy số liệu cơ bản là đúng với thống kê của Bộ NN-PTNT.

Lưới Che Nắng
VFA hiện có 92 hội viên chiếm khoảng 75% xuất khẩu của cả nước. Theo báo cáo của VFA, đến ngày 27/3/2020, tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng là gần 1,6 triệu tấn gạo. Trong đó, phải giao từ nay đến 31/5 là gần 1,4 triệu tấn. Lượng gạo hiện có trong kho của doanh nghiệp hội viên (60/92 hội viên) là 1,65 triệu tấn.

Như vậy, theo Bộ Công thương, chỉ tính riêng các doanh nghiệp hội viên của VFA, nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo “không ký hợp đồng mới” của Thủ tướng Chính phủ, lượng gạo dư vào thời điểm 31/5/2020 là khoảng 266.000 tấn.

Tính cả doanh nghiệp ngoài VFA có gửi báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng là gần 1,67 triệu tấn gạo. Lượng hiện có trong kho của doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương 75.000 tấn gạo).

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, báo cáo từ Bộ NN-PTNT cho thấy sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc, trong đó vụ đông xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, sản lượng vùng ĐBSCL ước đạt 10,8 triệu tấn.

CHỈ ĐẠO XUỐNG GIỐNG SỚM

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cũng cho biết, diện tích lúa vụ đông xuân bị thiệt hại năm 2020 không đáng kể do hạn mặn bởi Bộ và các địa phương chỉ đạo xuống giống sớm.

Bên cạnh đó, vụ đông xuân được mùa, năng suất bình quân gần 7 tấn/ha nên bù đắp được tác động do hạn mặn gây ra. Sản lượng thóc gạo tại ĐBSCL dự kiến tương đương năm 2019.

Về nhu cầu tiêu dùng, dự trữ, Bộ NN-PTNT dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 đã bao gồm dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc. Cụ thể, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn; dùng làm giống và giống dự phòng 1 triệu tấn; dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn. Như vậy, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo.
Chỉ cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4

Căn cứ kết quả rà soát và các ý kiến của các tỉnh, thành ĐBSCL, các doanh nghiệp, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo, song phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4, tháng 5/2020 chỉ cho xuất mỗi tháng khoảng 400.000 tấn gạo.

Giá bán chậu trồng hoa
Về quản lý số lượng được phép xuất khẩu, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.
vựa thu mua lúa,gạo
Nguyên tắc quản lý như sau: đăng ký tờ khai trước sẽ được xuất khẩu trước, số lượng mở tờ khai được trừ lùi vào tổng số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp không sử dụng tờ khai 15 ngày hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã mở theo tờ khai thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho phép Bộ Công Thương rút giấy phép đối với những doanh nghiệp xuất khẩu vi phạm quy định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng lượng đăng ký tờ khai xuất khẩu và tổng lượng xuất khẩu thực tế được thể hiện theo thời gian thực trên một trang mạng do Tổng cục Hải quan thiết lập hoặc trên công dịch vụ công quốc gia để tất cả các doanh nghiệp và người dân có thể theo dõi.

Để hỗ trợ cho phương án nêu trên, góp phần bảo đảm mục tiêu điều hành xuất khẩu gạo trong giai đoạn hiện nay, Đoàn kiểm tra liên ngành thống nhất đề xuất thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao.

Đồng thời, Đoàn kiểm tra đề xuất chỉ cho xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không, đường thuỷ) nơi có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục hải quan có thể theo dõi và phản ảnh theo thời gian thực.

GIÁM SÁT CHẶT CHẼ PHÒNG NGỪA XỬ LÝ NGHIÊM BUÔN LẬU

Bộ Công thương chỉ đạo Tổng cục quản lý thị trường, Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đề phòng ngừa, xử lý nghiêm buôn lậu gạo qua biên giới.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra đề xuất 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thoả thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị về bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu.

Chậu nhựa có dây treo
Trường hợp không thực hiện thoả thuận, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Bộ Công Thương được quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.

Chính phủ có Nghị quyết cho phép Bộ Công Thương được thu hồi giấy phép xuất khẩu đã cấp cho trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, khai báo không trung thực cho Bộ theo quy định Nghị định 107.

Bộ Công Thương tổng hợp, đăng tải công khai trên website của Bộ địa điểm mà doanh nghiệp xuất khẩu lưu giữ lượng dự trữ lưu thông 5% và giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố giám sát, kiểm tra.
nguồn sưu tầm

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Chuẩn bị sẵn kịch bản nhu cầu hàng hóa tăng trong và sau dịch Covid-19


Chuẩn bị sẵn kịch bản nhu cầu hàng hóa tăng trong và sau dịch Covid-19


Ứng phó với dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước, tăng cường xuất khẩu.

TIẾP TỤC ĐỐI MẶT KHÓ KHĂN

Không để gián đoạn
Bước sang năm 2020, ngành nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Tác động biến đổi khí hậu xuất hiện ngay từ đầu năm gây ra mưa đá trên diện rộng, hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng tới ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Dịch tả lợn châu Phi tuy có giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên vẫn gây khó khăn cho công tác tái đàn. Dịch cúm A/H5N1 có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam khi tổng đàn gia cầm hiện nay đang rất lớn.

Chậu nhựa trồng hoa vạn thọ
Tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Khoảng một tuần trở lại đây, giá tôm giảm 10%, còn vùng sản xuất tôm trọng điểm của tỉnh cũng chịu ảnh hưởng lớn vì nhiễm mặn. Tỉnh đang kiến nghị Trung ương có nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng cống ngăn mặn nhằm giải quyết tình thế”.

Bên cạnh đó, thị trường nhiều mặt hàng nông sản vẫn có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn. Thẻ vàng xuất khẩu thủy sản khai thác biển chưa được Ủy ban châu Âu gỡ bỏ. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản hàng hóa của các địa phương trên cả nước.
nông nghiệp đối mặt khó khăn

Bước sang năm 2020, ngành nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)
Đơn cử như Bình Định đến cuối tháng 3, dự báo có 10.000 tấn tôm gặp khó trong xuất khẩu. Về các mặt hàng nông sản, hiện có 48 nghìn tấn ớt đang vào vụ thu hoạch cần thị trường tiêu thụ, ngoài ra một lượng lớn dưa hấu tồn đọng…

DO CÁCH LY DỊCH NÊN THIẾU HỤT VỀ LƯƠNG THỰC

Nhìn từ thực trạng Trung Quốc, nhiều nơi như tỉnh Hồ Bắc đã thực hiện nghiêm việc cách ly, nông dân không sản xuất trên đồng ruộng dẫn đến thiếu hụt cân đối lương thực, thực phẩm và phải nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Ngành khác có thể gián đoạn ở thời điểm này, nhưng ngành nông nghiệp cần hạn chế thách thức để đảm bảo tăng trưởng, tạo ra khối lương thực, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu cả trong nước lẫn xuất khẩu. Khi bị dịch bệnh, người dân bị cách ly cũng vẫn phải ăn. Với một đất nước cả trăm triệu dân, với ngần ấy thách thức, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa. Nếu sức sản xuất không tốt, cắt đứt nguồn cung thì sẽ bị mất thị trường”.

Năm 2020, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản đạt 42 tỷ USD. Trong đó, hàng nông sản khoảng 20 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ khoảng 11,5 tỷ USD; các mặt hàng thủy sản khoảng 10 tỷ USD; các mặt hàng chăn nuôi khoảng 0,8 tỷ USD.

Đồng bộ các giải pháp

Chậu nhựa treo trồng hoa
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, phải đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả thịt lợn trong nước. Đối với gia cầm để tránh tình trạng dư thừa cần điều chỉnh giảm mức tăng trưởng gia cầm từ 16,5% năm 2019 xuống dưới 10% năm 2020.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 chưa biết khi nào kết thúc, xuất khẩu trái cây khó khăn, phải định hướng rải vụ với các loại cây thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn... Đối với một số cây ăn quả phát triển nóng trong thời gian qua, có nguy cơ rủi ro về giá cả và việc tiêu thụ như cam, bưởi, thì không gia tăng diện tích khi chưa có hợp đồng tiêu thụ và tín hiệu tích cực từ thị trường.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (NN&PTNT) Nguyễn Văn Việt cho biết thêm: Hiện Bộ đang hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phương án chuyển đổi phương thức kinh doanh các ngành hàng nông, lâm, thủy sản, theo hướng nâng cao giá trị xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, từng bước giảm dần mức độ phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản.

Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, đại sứ quán Việt Nam tại các nước, triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách, tạo sự đột phá trong nhiệm vụ đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản.

TỔ CHỨC CÁC DIỄN ĐÀN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Bộ NN&PTNT đang triển khai các đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa phương trọng điểm của Trung Quốc, ngay sau khi phía Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 và công bố mở cửa lại bình thường. Chuẩn bị sẵn cả phương án, kịch bản nhu cầu nông sản, thủy sản tại nhiều địa phương có dịch Covid-19 sẽ tăng cao sau khi hết dịch. Ngoài ra, Bộ tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ trong nước và tổ chức lại hệ thống phân phối gắn kết với người sản xuất.

Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, đôn đốc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu thịt lợn. Tính đến ngày 15/3/2020, nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn đạt hơn 25.291 tấn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019.

Chậu nhựa dẻo
Tuy nhiên, Cục Thú y nhận định, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 không loại trừ khả năng có tác động lớn đến sản xuất, xuất nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn. Một số nước tạm dừng nhập cảnh để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 nên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại.

Vì thế, Cục Thú y đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu; Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn./.
nguồn sưu tầm